Tàu NASA phát hiện "bong bóng nhăn nheo" đang bọc lấy chúng ta

Dữ liệu kỳ lạ từ một tàu vũ trụ của NASA cho thấy cấu trúc gợn sóng, nhăn nheo ma quái của "bong bóng" vũ trụ đang bủa vây Hệ Mặt trời.

Theo Science Alert, cả 2 tàu thăm dò Voyager của NASA, hiện đã bay ra khỏi tầm vùng Mặt trời kiểm soát, vừa cung cấp những dữ liệu kỳ lạ về nơi tiếp giáp giữa thế giới dung dưỡng Trái đất và cái gọi là "không gian giữa các vì sao".

Chúng đã hé lộ cho người Trái đất thấy rằng vây bọc lấy chúng ta là một cấu trúc dạng bong bóng vô hình, khổng lồ, khó lý giải, mà cái gọi là "nhật quyển" được gói gọn bên trong.


Vùng hỗn loạn với sự đối đầu liên tục giữa gió Mặt trời và gió giữa các vì sao mang năng lượng cao - (Ảnh đồ họa từ NASA)

Thế nhưng, một tàu vũ trụ khác gọi là IBEX của NASA, chỉ quay quanh Trái đất nhưng sở hữu khả năng đo đạc xuyên không gian, vừa cho chúng ta thấy cái nhìn đầu tiên về bề mặt chiếc bong bóng bí ẩn.

IBEX đo các nguyên tử trung hòa được cung cấp năng lượng khi gió Mặt trời va chạm giữa gió giữa các vì sao ở vùng ranh giới Hệ Mặt trời. Một số nguyên tử bị phóng xa hơn vào không gian trong khi một số khác bị ném ngược trở lại Trái đất.

Số nguyên tử bị ném ngược đó đã cho thấy cái nhìn về chiếc bong bóng kỳ lạ - vốn là lằn ranh vĩnh cửu nơi các cơn gió Mặt trời và gió giữa các vì sao đối đầu: Bề mặt chiếc bong bóng khổng lồ gợn sóng phức tạp, nhăn nheo lạ thường, được thể hiện trong một mô hình 3D tạo nên bởi nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Eric Zinstein từ Đại học Princeton - Mỹ.


Những mảnh bề mặt lồi lõm, nhăn nheo, gợn sóng kỳ lạ của chiếc bong bóng bao vây nhật quyển - (Ảnh: NASA)

Những "nếp nhăn" đó thực ra mang quy mô hàng chục đơn vị thiên văn. Một đơn vị thiên văn (AU) chính là khoảng cách từ Mặt trời đến Trái đất.

Nhóm nghiên cứu cũng mô hình hóa các dữ liệu để mô phỏng cách gió áp suất cao từ không gian giữa các vì sao tác động lên nhật quyển. Đó đều là những tác động dữ dội, nhưng rất may, vì quá xa vời nên hầu như không ảnh hưởng chút gì đến chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News