Cách tra cứu, lưu chứng nhận tiêm chủng vào Zalo
Với tính năng Ví QR, người dân có thể tra cứu thông tin, mã QR xác nhận tiêm vaccine Covid-19 rồi lưu trữ trên Zalo để xuất trình khi cần thiết.
Ứng dụng Zalo vừa cập nhật tính năng lưu thông tin tiêm chủng trong phần Ví QR. Với tính năng này, người dân có thể tra cứu thông tin tiêm chủng Covid-19, lưu mã QR để xuất trình nhanh chóng khi cần thiết. Đây là cách để lưu thông tin tiêm chủng vào Ví QR:
Bước 1: Mở tính năng Ví QR bằng cách vào mục Cá nhân > Ví QR. Bạn cũng có thể nhập "Ví QR" vào thanh tìm kiếm rồi chọn Ví QR trong phần "Tài khoản OA", hoặc nhấn nút Mở Ví QR trong banner "Tra cứu chứng nhận tiêm chủng".
Người dùng có thể truy cập Ví QR bằng 3 cách, trong đó gồm nhấn vào banner "Tra cứu chứng nhận tiêm chủng" trong màn hình tìm kiếm của Zalo.
Bước 2: Trong Ví QR, chọn Chứng nhận tiêm chủng.
Bước 3: Trong website thông tin tiêm chủng, nhập các thông tin cá nhân gồm họ tên, ngày sinh, giới tính và số điện thoại. Sau đó, nhấn nút Tra cứu.
Bước 4: Nếu đã tiêm chủng và thông tin được cập nhật lên cơ sở dữ liệu, người dùng sẽ thấy hộp thoại Xác thực OTP, chỉ cần nhập mã OTP trong tin nhắn gửi đến điện thoại rồi nhấn Xác nhận. Nếu thông tin chưa được cập nhật hoặc chưa tiêm chủng, màn hình này sẽ không xuất hiện.
Người dùng cần nhập mã OTP được gửi đến điện thoại để xem và lưu chứng nhận tiêm chủng.
Sau khi xác nhận thành công, chứng nhận tiêm chủng và mã QR của người dùng sẽ hiện lên màn hình. Mã QR trên nền vàng cho thấy bạn đã tiêm một mũi vaccine, trên nền xanh lá cho biết đã tiêm đủ 2 mũi.
Bước 5: Trong phần gợi ý dưới màn hình, nhấn nút Lưu mã QR để lưu chứng nhận tiêm chủng vào Ví QR trên Zalo. Những thông tin như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, màu sắc và mã QR đều được lưu lại trong Ví QR.
Người dùng có thể tra cứu thông tin tiêm chủng ngay trong Ví QR của Zalo.
Để tìm lại mã QR và chứng nhận tiêm chủng, người dùng cần truy cập Ví QR bằng cách vào mục Cá nhân > Ví QR hoặc nhập "Ví QR" trên thanh tìm kiếm rồi chọn Ví QR trong danh sách "Tài khoản OA".
Khi đã lưu mã tiêm chủng vào Zalo, người dân có thể dùng tính năng này nhằm dễ dàng tìm kiếm, xuất trình xác nhận tiêm chủng khi cần thiết. Nếu đã tiêm nhưng chưa có thông tin, người dân có thể liên hệ cơ sở tiêm chủng, đề nghị cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu.

Những điều cần biết về pin lithium-ion và cách tránh chai pin
Đây là những phương pháp chống chai pin có cơ sở khoa học dựa trên đặc tính của pin lithium-ion.

Cách phân biệt thẻ ATM từ và thẻ chip
Nhiều người sử dụng thẻ ATM từ các ngân hàng đã lâu nhưng vẫn không biết rõ thẻ mình dùng là thẻ nào, mức độ bảo mật đến đâu.

Các đại gia Net thề "khai tử" vấn nạn sex trẻ em
Microsoft, Yahoo, Earthlink, AOL và United Online hợp thành liên minh bảo vệ trẻ em trên thế giới mạng, với nguồn quỹ 1 triệu USD và những công nghệ tối tân nhất.

17 điều bạn có thể làm với chiếc máy tính cũ
Ngày nay với một chiếc máy tính có tốc độ xử lý vượt qua 2GHz mà chỉ có giá dưới 1.000USD thì một chiếc máy tính Pentium II 300MHz sẽ dùng để làm gì? Câu trả lời ở đây còn tuỳ thuộc việc bạn có sẵn sàng thử nghiệm, học t

Vì sao Cốc Cốc không tải được video về máy tính?
Cốc Cốc trình duyệt thuần Việt dựa trên mã nguồn của Google Chrome, Cốc cốc với nhiều chức năng rất tiện lợi như lướt web nhanh, tự gõ tiếng Việt, tải về video miễn phí…

Cách đơn giản để giữ bí mật các file cá nhân
Chỉ có một cách để giữ cho các file một cách bí mật đó là mã hóa chúng. Encrypting File System (EFS) trong hầu hết các thế hệ của Windows Vista, XP, 2000 mã hóa nội dung các file và thư mục, làm cho chúng trở lên khó khăn đối với những ng
