Cách uống trà của các quốc gia trên thế giới

Trà là thức uống khá phổ biến trên thế giới và mỗi nơi, trà lại có cách pha cũng như uống riêng.

Marốc

Sau khi nấu xong, trà Ả rập hay còn gọi là trà bạc hà, người pha sẽ cho thêm rất nhiều đường và giơ cao tay lên để rót nhằm tạo lớp bọt trong chén trà. Mỗi người sẽ được mời 3 chén trà: Chén đầu tiên thì nhẹ nhàng, chén thứ hai thì ngọt ngào, và chén thứ ba (ở đáy ấm trà) thì đắng. Người Marốc dùng trà với một vài món ăn truyền thống.

Đài Loan

Cách uống trà của các quốc gia trên thế giới
Trà sữa trân châu.

Ngày nay, khi dạo phố thật không khó để có thể thấy rất nhiều những hàng trà sữa khác nhau, thậm chí ngay cả những quán café cũng có bán loại trà này. Trà sữa được sinh ra tại Đài Loan vào những năm 1980. Thông thường, trà sữa trân châu bao gồm trà, sữa ngọt cùng với trái cây và trân châu.

Tây Tạng

Trong môi trường sống khắc nghiệt như tại Tây Tạng, không quá ngạc nhiên khi người dân ở đây thêm vào trà một vài thành phần quan trọng nhằm giữ cho trà luôn được ấm và tràn đầy năng lượng. Theo truyền thống, người Tây Tạng trộn trà đen với bơ yak và muối tạo thành hỗn hợp tương tự như soup. Món cà phê bơ được lấy ý tưởng từ đây.

Pakistan

Masala chai cũng rất phổ biến ở vùng Kashmir của Pakistan trong những bữa trà chiều, bao gồm sữa, quả hồ trăn, hạnh nhân và gia vị để khi chúng trộn lẫn với nhau sẽ cho ra thức uống màu hồng và ngậy kem. Thông thường, trà chiều chỉ dùng cho những dịp đặc biệt.

Anh

Cách uống trà của các quốc gia trên thế giới
Một bữa tiệc trà chiều của Anh.

Trà du nhập vào nước Anh từ Trung Quốc những năm 1600. Vào năm 1840, Công nương Anna đã bắt đầu truyền thống "Tiệc trà chiều", ăn cùng sandwich, bánh ngọt và trà. Hơn 170 năm sau, truyền thống này vẫn còn được giữ nguyên vẹn tại Anh và lan sang nhiều quốc gia khác.

Nam Mỹ

Trà ngọt trở thành một mặt hàng xa xỉ vào những năm 1800 bởi nước đá, trà và đường đều rất đắt. Ngày này, đồ uống ngọt là một biểu tượng ở khu vực Nam Mỹ. Trà ngọt thường bao gồm trà đen đá (đôi khi người ta dùng loại trà khác) rất ngọt khi được pha với sirô hoặc đường.

Nhật Bản

Có 2 loại nghi lễ trà truyền thống của Nhật Bản: chakai và chaji. Chakai thì đơn giản hơn, với việc chủ nhà mời khách chút đồ ăn cùng với trà xanh. Nghi lễ chaji có thể kéo dài vài giờ đồng hồ với một bữa ăn trang trọng, 2 loại trà cùng đồ tráng miệng.

Ấn Độ

Cách uống trà của các quốc gia trên thế giới
Loại trà phổ biến nhất ở Ấn Độ là trà chai.

Loại trà phổ biến nhất ở Ấn Độ là trà chai. Trên thực tế, trong tiếng Hindu thì chai có nghĩa là trà, vậy nên tên gọi thực sự của đồ uống mà chúng ta uống tại Ấn Độ là masala chai. Các quầy hàng rong bán loại trà này trong các ấm gốm, nhiều người nghĩ rằng đồ gốm sẽ làm tăng thêm hương vị của trà chai. Hãy thử gọi một cốc chai latte ở quán café hoặc bạn tự làm cho mình một cốc mà dùng đồ gốm nhé.

Argentina

Không khó để thấy trên đường phố Argentina có rất nhiều người uống trà trong những bầu trà và dùng ống hút bằng kim loại để uống trà trong đó. Loại trà này được gọi là Yerba mate. Lá Mate được sấy khô rồi ủ trong những bầu trà và được uống bằng các ống hút kim loại được gọi là Bombilla. Lá Mate có vị đắng và không hề dùng chất làm ngọt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News