Cái chết của cá voi già mang đến vô vàn lợi ích cho đại dương và hệ sinh thái

Kể từ khi xã hội loài người phát triển vượt bậc, các loài sinh vật biển đã phải chịu rất nhiều hậu quả từ các hành động khai thác của chúng ta. Trong đó, cá voi và cá heo nằm trong số các loài chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Đã bao lần bạn được trông thấy các bản tin về cảnh cá heo chết dạt bờ hàng loạt? Đã bao lần bạn thấy một con cá voi chết đói vì trót nuốt hàng chục kilogram rác nhựa vào bụng? Đã bao lần bạn thấy cả đàn cá voi sát thủ mắc cạn vì không thể định vị được do sóng âm từ tàu biển của con người? Thực sự là rất nhiều, không thể kể hết bằng lời.

Có lẽ bạn chưa biết, một con cá voi trong tự nhiên có thể sở hữu tuổi thọ lên tới 70 - 80 năm (tùy loài). Sự tồn tại của loài người - những kẻ "săn mồi" quá mạnh - đã khiến cá voi chết quá sớm, thậm chí đẩy nhiều loài đến bên bờ vực tuyệt chủng.

Cái chết của cá voi già mang đến vô vàn lợi ích cho đại dương và hệ sinh thái
Sự tồn tại của loài người - những kẻ "săn mồi" quá mạnh - đã khiến cá voi chết quá sớm.

Nhưng giả sử như một con cá voi có thể sống đến hết tuổi thọ tự nhiên của nó một cách an toàn, bạn nghĩ câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào?

Đó sẽ là một cái chết hết sức bi thảm...

Những con cá voi dạt bờ thường chết vì những yếu tố bên ngoài: chấn thương, chết đói, mất phương hướng. Nhưng còn những con cá voi chết già, câu chuyện của chúng không giống như vậy.

Cá voi là loài vật có vẻ ngoài của cá, nhưng thực chất được xếp vào bộ thú. Chúng đẻ con, nuôi con bằng sữa, thậm chí có cả núm vú để cho con bú. Nhưng quan trọng nhất là chúng thở bằng phổi - nghĩa là sau một khoảng thời gian bơi lội, chúng buộc phải ngoi lên mặt biển để nạp dưỡng khí trước khi tiếp tục hành trình của mình. Điều tương tự cũng đúng với cá heo.

Cái chết của cá voi già mang đến vô vàn lợi ích cho đại dương và hệ sinh thái
Cá voi dạt bờ thường chết vì những yếu tố bên ngoài: chấn thương, chết đói, mất phương hướng.

Khi một bé cá voi con mới ra đời, cá mẹ phải hỗ trợ đưa nó lên mặt biển để lấy dưỡng khí, bao bọc đứa trẻ trong hàng tuần liền, rồi nuôi con bằng sữa suốt 1 năm sau đó. Đây cũng là lý do vì sao mỗi lần sinh sản, cá voi chỉ hạ sinh 1 con duy nhất. Nếu đó là song thai, một trong hai khó lòng sống sót vì cá mẹ không thể chăm cả 2, cũng không thể đủ sữa cho chúng.

Tóm lại, cá voi cần phải ngoi lên mặt biển để lấy dưỡng khí, và khi mới ra đời sẽ được mẹ giúp thở. Nhưng với những con cá voi đã già cỗi, chúng có thể rơi vào tình huống quá yếu để tiếp tục bơi. Chẳng ai giúp được nữa, vì một con cá voi trưởng thành - như cá voi xanh chẳng hạn - có thể nặng đến hàng trăm tấn.

Khi thời khắc đến, "cụ" cá không thể gượng được sẽ chìm xuống dưới đáy đại dương lạnh lẽo, tối tăm, rồi chết ngạt ở đó. Một cái chết rõ ràng không thể xem là nhẹ nhàng.

Tuy nhiên...

Đó là khởi nguồn của một sự sống mới

Câu chuyện kể trên là một hiện tượng được khoa học ghi nhận, với cái tên "Whale Fall" (tạm dịch: nơi cá voi nằm xuống), ý chỉ việc xác cá voi chìm xuống đáy đại dương ở độ sâu hơn 1000m.

Cái chết của cá voi già mang đến vô vàn lợi ích cho đại dương và hệ sinh thái
Một cái xác nằm lại đáy biển, nó sẽ trở thành một đại tiệc siêu to khổng lồ dành cho nhiều loài sinh vật biển khác.

Một cái xác nằm lại đáy biển, nó hiển nhiên sẽ trở thành một đại tiệc siêu to khổng lồ dành cho nhiều loài sinh vật biển khác. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết những gì xảy ra sau đó mới thực sự đáng trân trọng, vì cái xác ấy làm được rất nhiều điều cho hệ sinh thái.

Năm 1998, các chuyên gia từ ĐH Hawaii đã phát hiện ra ít nhất 12.490 cá thể từ 43 loài vật đã sinh sống trên một xác cá voi dưới đáy biển Bắc Thái Bình Dương. Vấn đề nằm ở chỗ nhiều loài như ngao, giun biển, tôm... không đơn giản là ăn số thịt đang rữa của con cá. Trái lại, chúng tự nuôi bản thân nhờ tổng hợp hóa chất thông qua quá trình gọi là chemoautotrophic (tự dưỡng hóa học). Và để làm được điều này, chúng cần đến hóa chất từ xác cá voi.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bộ xương cá voi sẽ trở thành một hệ sinh thái tuyệt vời dành cho vi khuẩn. Xương cá voi vốn chứa đến 60% hàm lượng chất béo, nhờ thế vi khuẩn tạo ra được khí hydro sulfide, sau đó chuyển thành năng lượng giúp chúng phát triển đến cực thịnh.

Có thể phân tách quá trình "giúp đời" của một xác cá voi như sau:

  • Đầu tiên, các loài cá sẽ đến rỉa xác, mang đi 90% các mô thịt của xác cá voi.
  • Sau vài tháng, những con giun biển và động vật giáp xác sẽ xuất hiện, giải quyết phần thịt còn sót lại và định cư luôn trong bộ hài cốt.
  • Cuối cùng là giai đoạn giải phóng sulfide từ các loài vi khuẩn, chuyển hóa thành năng lượng và kéo dài đến hàng thập kỷ tiếp theo.

Cái chết của cá voi già mang đến vô vàn lợi ích cho đại dương và hệ sinh thái
Quá trình phân hủy của một xác cá voi.

Ngay cả con người cũng được hưởng lợi nhờ quá trình này. Nhờ những bộ hài cốt cá dưới đáy biển, khoa học đã tìm ra ra ít nhất 16 loài giun biển mới, như Osedax frankpressi và Osedax rubiplumus trên một cái xác tại Đại Tây Dương.

Vậy đấy, một con cá voi sống đúng tuổi thọ của mình có thể góp phần cực kỳ lớn để tạo ra một hệ sinh thái lớn hơn. Cái chết tự nhiên của cá voi có thể đau đớn, nhưng chắc chắn không thể so sánh với những gì loài người đã đối xử với chúng hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 lý do khiến cá voi sát thủ là những thiên tài “máu lạnh” của đại dương

5 lý do khiến cá voi sát thủ là những thiên tài “máu lạnh” của đại dương

Chúng không những mạnh mẽ, thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo, mà còn sở hữu tình đồng loại đáng ngưỡng mộ trong thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 11/07/2019
Cá mập biển sâu bí ẩn lớn tuổi hơn cả khủng long

Cá mập biển sâu bí ẩn lớn tuổi hơn cả khủng long

Các nhà nghiên cứu đã bắt được hình ảnh con cá mập bò bí ẩn qua một thiết bị quay phim dưới đáy biển.

Đăng ngày: 10/07/2019
1000 con cá mập đang phải sống hết sức khổ sở vì tác hại của nhựa với đại dương

1000 con cá mập đang phải sống hết sức khổ sở vì tác hại của nhựa với đại dương

Lại là câu chuyện về rác nhựa, nhưng lần này là ảnh hưởng đến cá mập.

Đăng ngày: 08/07/2019
Đến giờ khoa học mới biết có gì đang sống ở

Đến giờ khoa học mới biết có gì đang sống ở "sa mạc" giữa Thái Bình Dương

Một khu vực bao bọc bởi nước, nhưng cằn cỗi đến mức tưởng như không có thứ gì tồn tại được. Đó là Vòng Hải lưu Thái Bình Dương - nơi được xem là "sa mạc" của đại dương.

Đăng ngày: 05/07/2019
Lần đầu tiên bắt gặp cảnh

Lần đầu tiên bắt gặp cảnh "chuyện ấy" của một trong những sinh vật lớn nhất thế giới

Dù là một trong những sinh vật lớn nhất, hành tung của cá nhám voi vẫn là rất bí ẩn.

Đăng ngày: 02/07/2019
Bão lốc là ác mộng với người đi biển, nhưng các sinh vật biển thì sao nhỉ?

Bão lốc là ác mộng với người đi biển, nhưng các sinh vật biển thì sao nhỉ?

Hình ảnh đau thương mà một cơn bão có thể gây ra hẳn chúng ta từng được chứng kiến rất nhiều. Nhưng đó là những gì xảy ra trên cạn. Dưới đại dương thì sao nhỉ?

Đăng ngày: 01/07/2019
Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não

Bạch tuộc - một trong những loài thông minh không dùng bộ não

Khoảng 350 tế bào thần kinh nằm dọc các xúc tu giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường kể cả khi bị chặt đứt.

Đăng ngày: 01/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News