Cái chết của một con cá “chấn động” cả đại dương
Cái chết của một con cá nhỏ bé, có tay đã khiến giới khoa học thế giới bàng hoàng và hiểu được rằng, đại dương không hề rộng lớn như con người từng lầm tưởng.
Ngày 21/10, The Guardian đưa tin, cá tay trơn – loài cá đặc biệt của đại dương – đã chính thức tuyệt chủng.
Cá tay trơn – loài cá đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại. (ảnh: The Guardian).
Đây là loài cá biển đầu tiên trên thế giới được công bố là tuyệt chủng trong thời hiện đại. Tin tức này khiến cả đại dương “chấn động” và ngoài kia, còn bao nhiêu loài cá đã tuyệt chủng mà con người không biết, theo The Guardian.
Năm 1802, nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron đã bắt một con cá tay trơn ở biển Úc và bỏ vào lọ nhỏ. Ít ai người rằng, đó là con cá tay trơn đầu tiên được con người biết tới.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã chính thức tuyên bố sự tuyệt chủng của cá tay trơn – loài cá đặc biệt “đi bộ” dưới đáy biển nhanh hơn bơi.
Cá tay trơn nhìn có vẻ “cáu kỉnh” nhưng chúng rất dễ bị tổn thương và không thể sống sót trong môi trường nuôi nhốt. Cấu tạo của chúng rất khó hiểu khi có vây ngực để “đi bộ” dưới đáy biển. Các nhà khoa học vẫn chưa có điều kiện để nghiên cứu những bí ẩn về loài cá này thì chúng đã tuyệt chủng.
Mẫu vật cá tay trơn duy nhất con người có được từ năm 1802. (ảnh: The Guardian).
Theo các chuyên gia, việc đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường biển là nguyên nhân khiến loài cá tay trơn tuyệt chủng, kể cả khi được đưa vào danh sách bảo tồn cực kỳ nguy cấp.
“Giới khoa học thế giới hoàn toàn bất ngờ vì không ai có bất kỳ mẫu vật cá tay trơn sống nào để nghiên cứu. Chúng ta buộc phải tìm hiểu về loài cá này từ những ghi chép của nhà tự nhiên học người Pháp Francois Peron, viết vào đầu những năm 1800”, Graham Edgar – chuyên gia sinh vật biển tại IUCN – cho biết.
“Cả thế giới đều mong mỏi tìm thấy một vài cá thể hoặc quần thể cá tay trơn để bảo vệ chúng và nghiên cứu. Tuy nhiên, đại dương không hề rộng lớn và phong phú như chúng ta nghĩ. Con người đến bao giờ mới thay đổi cách nghĩ vô cảm về đại dương?”, chuyên gia Edgar đặt vấn đề.
“Có thể cá tay trơn đã tuyệt chủng từ hàng chục năm nay rồi”, ông Edgar tỏ ra tiếc nuối.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
