Hãi hùng "quái vật" chứa Trái đất nuốt chửng cả một thiên hà

Khi Trái đất đang chập chững với những dạng sống sơ khai, một sự kiện va chạm thiên hà tàn khốc đã xảy ra, để lại dấu vết gần chòm sao Xử Nữ.

Sự thật về những ngôi sao kỳ lạ hợp thành "cấu trúc vỏ sò" ở gần chòm sao Xử Nữ đã được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Heidi Jo Newberg từ Viện Bách khoa Rensselaer (Mỹ) "giải mã".

Đó là một khu vực được gọi là "vùng mật độ cao chòm Xử Nữ", được phát hiện 2 thập kỷ trước nhưng không ai hiểu vì sao. Ngoài sự dày đặc và cấu trúc lạ, một số ngôi sao trong vùng này đang dịch chuyển đến gần Trái đất hơn, một số khác lại dần di chuyển ra xa.

Hãi hùng quái vật chứa Trái đất nuốt chửng cả một thiên hà
Các cấu trúc hình vỏ sò gần chòm sao Xử Nữ hé lộ vụ va chạm thiên hà thảm khốc - (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Các bất thường trên đã giúp các nhà khoa học lần ra dấu vết của một sự kiện khủng khiếp: va chạm thiên hà. Một thiên hà lùn đã lao vào thiên hà Milky Way chứa Trái đất của chúng ta 2,7 tỉ năm về trước. Đó là thời gian ở trên Trái đất non trẻ mới chỉ có một ít sự sống sơ khai dạng vi sinh vật.

Cú va chạm cấp độ thiên hà có vẻ đáng sợ, nhưng do Milky Way của chúng ta là một thiên hà dạng "quái vật" trong vũ trụ, cực lớn và mạnh mẽ, nên đã… nuốt gọn thiên hà lùn xấu số kia, mà có vẻ không làm ảnh hưởng gì đến Trái đất, một nơi khá xa vị trí va chạm. Thiên hà bất hạnh bị xé toạc, các ngôi sao của nó hợp nhất vào Milky Way.

Làn sóng xáo động của vụ va chạm vẫn chưa kết thúc. Các ngôi sao của thiên hà lùn xấu số vẫn chưa thể dừng lại ở vị trí nhất định trong Milky Way. Chúng tiếp tục lao theo đà va chạm – một cú va chạm theo phương vuông góc với đĩa thiên hà Milky Way – vượt qua vùng trung tâm của Milky Way để bắn ra xa, sau đó lại bị lực hấp dẫn của thiên hà chúng ta kéo ngược lại. Cú kéo ngược tiếp tục quá trớn khiến những ngôi sao lại đi qua mặt phẳng thiên hà và bắn ra xa, rồi lại bị kéo ngược lại…

Những cú bật nảy lặp đi lặp lại này có thể còn tiếp diễn hàng tỉ năm nữa, mỗi lần như thế các ngôi sao dạng này lại tạo nên một cấu trúc vỏ sò mới.

Phát hiện trên cho thấy sự kiện va chạm thiên hà có khi không quá khủng khiếp, nếu thiên hà tấn công chúng ta thuộc loại nhỏ. Tuy nhiên, chưa thể nói trước điều gì về vụ va chạm tiếp theo – dự kiến xảy ra khoảng 2 tỉ năm nữa. Kẻ địch lần này là "Tiên Nữ", một thiên hà cũng thuộc hàng "quái vật" như Milky Way. Cú va chạm này hoàn toàn có thể đẩy bay Trái đất khỏi "vùng sự sống", theo các nghiên cứu đã công bố.

Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu NASA để mất một phần mẫu vật tiểu hành tinh

Tàu NASA để mất một phần mẫu vật tiểu hành tinh

Tàu OSIRIS-Rex gom nhiều bụi và đất đá từ bề mặt tiểu hành tinh Bennu tới mức thiết bị lấy mẫu không thể đóng chặt, khiến một phần vật chất bay vào không gian.

Đăng ngày: 25/10/2020
Đo vật chất vũ trụ

Đo vật chất vũ trụ

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong thiên văn học là đo lường chính xác tổng lượng vật chất trong vũ trụ.

Đăng ngày: 25/10/2020
Bí mật chết chóc ở Mặt trăng 7 màu to hơn cả

Bí mật chết chóc ở Mặt trăng 7 màu to hơn cả "hành tinh thứ 9"

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc nhật thực hiếm hoi của Sao Mộc, khi mặt trăng bí ẩn Io của nó rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời.

Đăng ngày: 24/10/2020
Ba phi hành gia trở về từ không gian trước cột mốc 20 năm trạm vũ trụ

Ba phi hành gia trở về từ không gian trước cột mốc 20 năm trạm vũ trụ

Ngày 22-10, phi hành gia Mỹ Chris Cassidy và hai phi hành gia người Nga Anatoli Ivanishin và Ivan Vagner đã trở lại Trái đất, đánh dấu 20 năm hoạt động của phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 23/10/2020
Tàu vũ trụ của NASA đã

Tàu vũ trụ của NASA đã "đổ bộ" xuống tiểu hành tinh Bennu

Một con tàu của NASA đã đáp xuống bề mặt của tiểu hành tinh Bennu để thu thập mẫu đất đá được cho là có chứa đựng những yếu tố đầu tiên hình thành nên hệ mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 22/10/2020
Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Những tháng cuối năm thường diễn ra các trận mưa sao băng định kỳ, trong đó có mưa sao băng Orionids kéo dài từ 2/10-7/11 và đạt cực đại rạng sáng ngày 22/10.

Đăng ngày: 21/10/2020

"Vòi rồng nước" cách Trái đất 81 triệu năm ánh sáng

Cặp thiên hà thuộc chòm sao Lynx (Thiên Miêu) trông giống vòi rồng nước nằm ngang trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble.

Đăng ngày: 21/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News