Cảm biến lỏng giúp phát hiện ung thư nhanh

Thử hình dung chúng ta có thể đến các hiệu thuốc và mua về một bộ dụng cụ giúp thử ung thư nhanh chóng và chính xác như việc thử thai.

Nhà khoa học Jae Kwon (bên trái).

Jae Kwon, nhà khoa học thuộc Đại học Missouri, Mỹ đang phát triển một loại cảm biến cộng hưởng âm thanh nhỏ hơn sợi tóc người và có thể dùng để thử các chất dịch trong cơ thể nhằm giúp xác định nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

“Chúng ta khó có thể phát hiện nhiều loại chất liên quan đến bệnh tật trong môi trường chất lỏng. Ở môi trường này, chất lượng tín hiệu của hầu hết các loại cảm biến bị suy giảm đáng kể,” ông Kwon thuộc chuyên ngành kỹ thuật điện tử và máy tính nói.

“Tuy nhiên, với việc sử dụng các cảm biến cộng hưởng âm thanh dạng lỏng có độ nhạy cao và bảo toàn tín hiệu tốt, chúng ta có thể phát hiện những chất này nhanh chóng và hiệu quả. Đây là khái niệm hoàn toàn mới có thể góp phần tạo ra cách tiếp cận không xâm nhập giúp phát hiện ung thư vú,” ông Kwon cho biết.

Cảm biến cộng hưởng âm thanh thời gian thực đặc biệt của Kwon sử dụng các hệ cơ điện tử nano/micro (M/NEMS) - những thiết bị có đường kính nhỏ hơn sợi tóc người, nhằm trực tiếp phát hiện bệnh trong các chất dịch lỏng của cơ thể.

Cảm biến này không đòi hỏi phải có thiết bị đọc và phân tích dữ liệu cồng kềnh mà có thể được gắn vào các mạch nhỏ bằng nhau. Điều này tạo cơ sở tiềm tàng cho việc phát triển các hệ thống phát hiện bệnh tật nhỏ bé độc lập.

Cảm biến này cũng cho các kết quả gần như ngay tức thì, qua đó làm giảm tâm lý lo lắng của bệnh nhân sau khi họ phải chờ đợi các biện pháp chẩn đoán bệnh khác như sinh thiết, vốn có thể mất vài ngày hoặc vài tuần trước khi có kết quả.

Theo Kwon, cảm biến này có thể giúp thiết lập các hệ thống “điểm chăm sóc”, tức những dịch vụ được cung cấp ngay bên giường bệnh.

Nó cũng có tiềm năng thương mại lớn để trở thành các bộ dung cụ tại gia đơn giản giúp dễ dàng chẩn đoán các loại bệnh nhanh chóng và chính xác, kể cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News