Cảm nhận sự đau đớn giúp loài mực tăng khả năng sống sót
Một nghiên cứu mới đây trên loài mực cho thấy, việc cảm nhận sự đau đớn kéo dài do bị thương là một điều khó chịu, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa.
Theo nhà nghiên cứu Edgar Walter, một nhà sinh vật học thuộc đại học Y Texas (Houston), nghiên cứu này đã đưa ra bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc các loài động vật phát triển các giác quan có độ nhạy cảm cao khiến cảm giác về sự đau đớn của chúng tăng lên là để thích nghi với chọn lọc tự nhiên và tránh những kẻ săn mồi.
Trong quá trình nghiên cứu, Walter và các đồng nghiệp đã quan sát cách loài mực tương tác với kẻ thù của chúng là cá mú đen. Khi cảm thấy bị đe dọa, mực sẽ có một loạt các hành vi phòng vệ, kể cả khi kẻ thù của chúng vẫn còn cách xa.
Ảnh: nairaland.com
Các nhà khoa học đã quan sát hoạt động của mực và cá mú trong bể kính phòng thí nghiệm và so sánh cách một con mực khỏe mạnh và một con mực bị thương phản ứng đối với những mức độ nguy hiểm khác nhau.
Những con mực bị thương ở râu vẫn có khả năng bơi lội, nhưng đây là điểm bất lợi vì cá mú sẽ ưu tiên săn những con bị thương từ khoảng cách xa hơn. Khi cảm thấy nguy hiểm, những con mực đang bị thương tỏ ra thận trọng hơn và có nhiều hành động tự bảo vệ hơn những con không bị thương khác.
Tiếp theo đó, các nhà nghiên cứu gây tê cho những con mực bị thương khiến chúng không còn cảm thấy đau đớn nữa, và những con mực này đã thất bại trong việc thực hiện những hành vi phòng vệ để đảm bảo mạng sống của chúng.
Cảm giác về sự đau đớn khiến mực trở nên cực kỳ thận trọng cũng là cảm giác tương tự ở con người, mặc dù cách loài mực cảm thấy cơn đau có thể khác loài người. Tuy vậy, phản ứng của loài mực trước việc bị thương đã đưa đến cái nhìn mới về việc con người phản ứng ra sao với việc cảm nhận sự đau đớn.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc hiểu rõ hơn về mục đích tự nhiên của việc nhạy cảm với sự đau đớn sẽ mở đường cho việc điều trị các chứng bệnh gây đau đớn trên người.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
