Cảm ơn Curiosity vì những bức ảnh tuyệt vời vừa được gửi về từ Sao Hỏa

Chú robot nhỏ bé Curiosity đang khám phá phần chân Núi Sharp trên Sao Hỏa, và vừa mới gửi về nhà những tấm ảnh kỉ niệm trong chuyến du lịch dài ngày của mình. Những bức ảnh sắc nét với đầy đủ màu đã cho chúng ta một góc nhìn mới về những cụm đá kì lạ trên Hành tinh Đỏ này.

Được chụp tại phần thấp của Núi Sharp, ngọn núi được khám phá ra vào những năm 1970. Ngọn núi này là một mô đất khổng lồ được tạo nên từ một lớp trầm tích đã bị xói mòn, lớp trầm tích đã đùn cao lên độ cao tới 5,5km. Không rõ là lớp trầm tích này tới từ đâu, nhưng các nhà khoa học ước tính rằng cần tới 2 tỉ năm, ngọn Núi Sharp này mới được hình thành.

Những tấm ảnh gửi về được chụp vào ngày mùng 8 tháng 9 vừa qua tại vùng Murray Buttes – Mô đất Murray và đúng như tên gọi của nó, một vùng rộng lớn này chứa đầy những mô đất và núi đỉnh bằng.


Những tấm ảnh gửi về được chụp vào ngày mùng 8 tháng 9 vừa qua tại vùng Murray Buttes.

Ta đều có thể tìm thấy những mô đất và núi thấp như vậy cả trên Trái Đất và Sao Hỏa. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng đó là kích cỡ. Đa số các nhà địa lý học nói rằng mô đất có chiều cao lớn hơn chiều rộng, còn núi đỉnh bằng thì rộng hơn nhiều nhưng không cao được như vậy.

Những ụ đất, núi đỉnh bằng cao hơn địa hình trung bình vùng Murray Buttes này được cho là những phần còn lại của một vùng đá Sao Hỏa cổ đại. Những hình ảnh mới mà Curiosity gửi về sẽ cho các nhà khoa học một cái nhìn rõ hơn về những lớp trầm tính nơi đây, cũng như cấu trúc địa hình bề mặt Sao Hỏa.

"Nghiên cứu những mô đất này với một khoảng cách gần và rõ ràng sẽ cho chúng tôi cơ hội để hiểu hơn về những đụn cát cổ đại, nhưng phản ứng hóa học có trong những thay đổi cấu trúc mặt đất, đã diễn ra từ rất lâu rồi và tạo nên Sao Hỏa mà chúng ta thấy ngày nay", theo lời Ashwin Vasavada, nhà khoa học thuộc dự án Curiosity.

Suốt tháng vừa qua, robot Curiosity đã "dạo chơi" tại vùng Murray Buttes thuộc Núi Sharp này, và hiện chú đã sẵn sàng cho chuyển khám phá phần cao hơn.

Theo NASA, đội ngũ vận hành Curiosity dự định khảm lại một vài bức tranh từ những hình ảnh chú robot gửi về trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News