Camera bắt được chuyển động của hạt ánh sáng
Các nhà nghiên cứu chế tạo camera cảm biến có thể bắt được chuyển động của các hạt ánh sáng ở tốc độ và độ phân giải chưa từng có.
Camera được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Kiến trúc Lượng tử Tiên tiến (AQUALab) tại Viện Công nghệ Liên bang Lausanne (EPFL) của Thụy Sĩ, dựa trên công nghệ cảm biến hình ảnh thế hệ mới sử dụng điốt quang điện tử đơn (SPAD). Đây là thiết bị đầu tiên có khả năng chụp ảnh các hạt photon riêng lẻ ở độ phân giải megapixel.
Công nghệ cảm biến mới cho phép chụp ảnh các phân tử nhỏ nhất của ánh sáng. (Ảnh: OSA).
Công nghệ hứa hẹn thúc đẩy các ứng dụng yêu cầu thu nhận nhanh hình ảnh 3D như kính thực tế ảo hay hệ thống LiDAR cho xe tự hành - phương pháp đo khoảng cách đến một đối tượng bằng cách chiếu chùm tia lazer vào mục tiêu và đo các xung phản xạ ánh sáng bằng cảm biến.
"Nhờ độ phân giải cao và khả năng đo độ sâu, camera mới có thể khiến công nghệ thực tế ảo trở nên thực tế hơn và cho phép chúng ta tương tác với thông tin một cách liền mạch hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Edoardo Charbon, người đứng đầu AQUALab cho biết. "Đối với các ứng dụng vận chuyển, camera có thể giúp phương tiện đạt được khả năng tự hành và tính ổn định chưa từng có, bằng cách sử dụng cùng lúc nhiều hệ thống LiDAR năng lượng thấp trên xe, cung cấp chế độ xem nhanh hình ảnh 3D về môi trường xung quanh ở độ phân giải cao".
Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một trong những pixel (điểm ảnh) SPAD nhỏ nhất và giảm mức tiêu thụ năng lượng của mỗi pixel xuống chỉ còn dưới 1 microwatt, trong khi vẫn duy trì tốc độ và sự chính xác về thời gian.
Camera mới có thể chụp ảnh với tốc độ lên tới 24.000 khung hình trên giây, gấp 800 lần tốc độ tiêu chuẩn của camera truyền hình. Tốc độ này cho phép đo chính xác thời gian một photon chạm vào cảm biến, giúp tính toán các hạt ánh sáng riêng lẻ mất bao lâu để di chuyển từ nguồn phát laser tới máy ảnh. Sự kết hợp giữa thông tin thời gian bay với khả năng chụp một triệu điểm ảnh cho phép camera tái tạo hình ảnh 3D với tốc độ cực cao.
Trong giai đoạn tiếp theo, Charbon cùng các cộng sự muốn cải thiện hơn nữa hiệu suất và độ phân giải của máy ảnh, đồng thời tìm cách thu nhỏ tối đa các bộ phận của thiết bị để làm nó thực tế hơn cho nhiều ứng dụng. Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Optica của Hiệp hội quang học Mỹ (OSA).

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
