Cận cảnh cá mập hung hăng, cố tình cướp cá của ngư dân
Đoạn video về sự việc đã được ngư dân New Zealand có tên Tony Walker chia sẻ lên Instagram hôm 5/7.
Theo tờ Newsweek, anh Walker và nhóm ngư dân đã chạm trán với con cá mập mako dài hơn 2,4m, khi họ đang đánh bắt cá kiếm ở Quần đảo Biển San hô của Australia.
"Mako hung hăng!", một thành viên trong nhóm ngư dân hét lên khi thấy con cá mập đang ngoặm phần đuôi cá kiếm, trong khi họ đang cố kéo nó lên.
"Bỏ cá của tôi ra! Trả cá cho tôi! Trả cho tôi!", một thuyền viên khác nói trong lúc tiếp tục kéo con cá kiếm khỏi hàm cá mập.
Cá mập mako sau đó bơi đi, nhưng nhanh chóng quay trở lại mạn thuyền.
"Nó quay lại!”, một ngư dân hét lớn, khi con cá mập quay lại cắn tiếp vào phần đuôi cá kiếm.
Theo hình ảnh video, các ngư dân đã cố gắng kéo dây để đưa con cá kiếm lên boong tàu nhanh nhất có thể, nhưng cá mập đã kịp cắn đứt một đoạn lớn ở phần đuôi.
Chiến thuật cơ bản của chúng là cắn đuôi cá kiếm trước để ăn trong lúc rảnh rỗi.
Đoạn video trên Instagram của anh Walker nhanh chóng gây bão mạng, và có hơn 21 triệu lượt xem. Chia sẻ với Newsweek, anh cho biết đây không phải là lần đầu tiên anh và nhóm ngư dân chạm trán với cá mập mako trong lúc đánh cá.
"Cá mập mako xuất hiện nhiều trong khu vực. Chiến thuật cơ bản của chúng là cắn đuôi cá kiếm trước để ăn trong lúc rảnh rỗi. Đây gần như là chuyện xảy ra hàng ngày đối với chúng tôi, và khá thường xuyên, những con cá mập ‘cắm trại’ dưới thuyền của chúng tôi", anh Walker nói thêm.
Có hai loại cá mập mako là cá mập mako vây ngắn và vây dài. Chúng có thể dài tới 4m, và thuộc danh mục nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
