Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc

Hình ảnh mới nhất cho thấy một cơn lốc xoáy cực mạnh trên sao Mộc tạo những hoa văn kỳ lạ, giống như những đóa hoa hồng rực rỡ.

Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc
Hình ảnh lốc xoáy trên sao Mộc

Theo tờ Science Trends, tàu vũ trụ Juno của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã gửi những bức ảnh về sao Mộc làm sáng tỏ dần nhiều bí ẩn trên hành tinh này.

Những hình ảnh hồng ngoại được chụp bởi Juno khi bay quanh quỹ đạo của sao Mộc đã cho thấy những cơn lốc xoáy khổng lồ, sắp xếp theo những hình dạng đặc biệt ở các cực của hành tinh.

Tại cực Bắc, một cơn bão lớn bao gồm 8 cơn lốc xoáy xung quanh. Trong khi đó, ở cực Nam, một cơn bão khác cũng được bao quanh bởi 5 cơn lốc tương tự.

Những cơn lốc xoáy dường như luôn sát nhau chứ không có dấu hiệu sáp nhập. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được nguyên nhân của sự việc này. Họ cũng đang đau đầu tìm hiểu về cách các cơn lốc xoáy bắt đầu và phát triển theo cấu hình hiện tại. Cực Bắc có cấu trúc hình bát giác, cực Nam có hình ngũ giác.

Trước đó, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một mô hình đám mây lục giác khổng lồ ở cực Bắc của sao Thổ năm 1988. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhóm nghiên cứu phát hiện ra các cơn lốc xoáy được sắp xếp theo hình dạng đa giác như kể trên.

Máy ảnh hồng ngoại JIRAM và máy ảnh JunoCam trên tàu vũ trụ JUNO đã ghi lại những hình ảnh đặc biệt khi nó vượt qua khối khí khổng lồ trong hành trinh tháng 8/2016 đến tháng 3/2017.

Tàu vũ trụ JUNO được phóng vào sao Mộc năm 2016. Nó đã thực hiện hành trình khoảng 4.000 km, mất 2 giờ để đi quãng đường từ cực đến xích đạo. Dự kiến nó sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình đến cuối năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Một hệ sao kỳ thú bất ngờ tìm thấy trong không gian gây ngạc nhiên giới khoa học. Các hành tinh quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ với khoảng thời gian 1,2, 3,6 và 6,2 ngày, ở khoảng cách gần nhất với sao chủ.

Đăng ngày: 11/03/2018
Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Đem rác thải trên Trái đất xả ra ngoài vũ trụ sẽ đe dọa đến các trạm không gian và tàu vũ trụ, cũng như gây nên nguy cơ ảnh hưởng ngược về Trái đất.

Đăng ngày: 09/03/2018
Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Động cơ đẩy sử dụng không khí thay nhiên liệu

Động cơ đẩy tên lửa mới của ESA có thể thu, nén, sạc điện và sau đó giải phóng các phân tử khí, không đòi hỏi sử dụng nhiên liệu hóa học, Science Alert hôm nay đưa tin.

Đăng ngày: 09/03/2018
Phát hiện hành tinh có lượng nước gấp ba lần sao Thổ

Phát hiện hành tinh có lượng nước gấp ba lần sao Thổ

Họ sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble và kính thiên văn Spitzer để tạo ra quang phổ chi tiết của bầu khí quyển WASP-39b, cho phép khám phá bằng chứng về sự tồn tại của nước.

Đăng ngày: 09/03/2018
NASA đang cho chúng ta cơ hội hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tên lên Mặt trời

NASA đang cho chúng ta cơ hội hoàn toàn MIỄN PHÍ gửi tên lên Mặt trời

Mới đây, NASA đã cho chúng ta một cơ hội bằng cách gửi tên của mình trên con tàu mang tên Parker Solar Probe.

Đăng ngày: 09/03/2018
Vụ va chạm thiên hà cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng

Vụ va chạm thiên hà cách Trái đất 350 triệu năm ánh sáng

Kính viễn vọng thiên văn Hubble của NASA ghi lại hình ảnh mới về vụ va chạm Arp 256 giữa hai thiên hà xoắn ốc trong chòm sao Kình Ngư, cách Trái Đất 350 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 09/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News