Cận cảnh khoảnh khắc tia sét "đốn hạ" cây lớn giữa sân trường
Sự cố hy hữu xảy ra ngay tại sân của một trường trung học, đã thu hút sự chú ý của nhiều học sinh và thầy giáo.
Mới đây, camera tại trường trung học Wautoma ở hạt Waushara, bang Wisconsin (Mỹ) đã ghi lại một khoảnh khắc hiếm gặp, khi tia sét cực mạnh đã đốn hạ một cây thông có kích thước khá lớn, đứng đơn độc giữa sân trường.
Dựa theo hình ảnh quay chậm, có thể thấy tia sét rực sáng đã truyền theo chiều dọc, sau đó đánh trúng đoạn thân cây ở gần gốc, tạo ra một vụ nổ lớn.
Trong tích tắc phần thân gỗ bị vỡ tung thành nhiều miếng gỗ nhỏ, và tách rời thân cây thành 2 đoạn. Cây gỗ ngay lập tức bị hạ gục, đổ gập xuống đất trước sự ngỡ ngàng của nhiều học sinh và giáo viên trong trường.
Trung tâm thời tiết quốc gia Green Bay đã chia sẻ đoạn video trên trang mạng xã hội Facebook kèm lời cảnh báo: "Bạn không bao giờ tưởng tượng được cảnh sét đánh kinh hoàng như thế nào. Do đó, hãy cẩn thận hơn, và đi vào trong nhà, nơi trú ẩn khi thấy cơn bão đang tới dần".
Theo chia sẻ của bà Jennifer Johnson, hiệu trưởng trường trung học Wautoma, thời điểm sét đánh diễn ra lúc khoảng 8 giờ 30 phút sáng, trong lúc các học sinh lớp 9 và lớp 10 đang ngồi làm bài kiểm tra.
Không có ai bị thương trong sự cố được ghi nhận.
Sét (hay tia sét) là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi.
Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ lên đến 36.000 km/s. Tia sét thực chất là sự di chuyển của các ion, thứ mà chúng ta nhìn thấy thực ra chỉ hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra.
Theo lý thuyết, nếu bị sét đánh trúng, đa số sinh vật sẽ không thể sống sót.
Bên cạnh đó, chúng ta nghe thấy tiếng sét đánh (hay còn gọi là tiếng sấm), rất lâu sau khi tia sét diễn ra. Lý do là bởi tốc độ của âm thanh là 1.230 km/h trong điều kiện bình thường, còn ánh sáng có vận tốc lên tới 299.792km/s.
Sét có thể đạt tới nhiệt độ 30.000⁰C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh. Theo lý thuyết, nếu bị sét đánh trúng, đa số sinh vật sẽ không thể sống sót.
Tuy nhiên thực tế ghi nhận có khá nhiều trường hợp hiếm hoi sống sót sau khi sét đánh, nhưng thường bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, mất trí nhớ, mất tập trung và thay đổi tích cách.
Theo thống kê, có khoảng 24.000 người tử vong mỗi năm do bị sét đánh. Đây là một trong những hiện tượng thiên nhiên gây thương vong lớn trên thế giới

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
