Cần hơn 200 tỷ USD để duy trì nồng độ khí nhà kính
Liên hiệp quốc ước tính thế giới cần từ 200 đến 210 tỉ USD để duy trì nồng độ khí nhà kính ở mức như hiện nay cho đến năm 2030.
Tại một hội nghị của LHQ về thay đổi khí hậu (UNFCCC) đang diễn ra tại Vienna (Áo) từ 29 đến 31-8, các đại biểu cho biết điều này có nghĩa là 0,3-0,5% tổng sản phẩm quốc gia (GDP) và 1,1-1,7% đầu tư trên thế giới cần phải được dành vào công cuộc đấu tranh chống lại sự thay đổi khí hậu.
![]() |
Trên đường phố Bordeaux, Pháp (Ảnh: AFP) |
Theo Nghị định thư Kyoto, các nước công nghiệp hóa đầu tư vào các nước đang phát triển cũng phải đảm bảo giảm thiểu nồng độ khí nhà kính. Ngoài ra, hội nghị UNFCCC còn "yêu cầu lập ra những qui chuẩn thống nhất (ở cấp độ toàn cầu) nhằm tránh chuyện cạnh tranh không lành mạnh làm hại đến các xã hội và đất nước nhạy cảm về môi trường".
Hội nghị Vienna quy tụ hàng ngàn chuyên gia, đại diện chính phủ, đại diện trong ngành công nghiệp, cộng đồng khoa học và các phong trào hoạt động vì môi trường nhằm bàn chuyện duy trì các cam kết chống lại sự thay đổi khí hậu sau năm 2012, tức năm Nghị định thư Kyoto sẽ hết hiệu lực. Hội nghị còn nhằm chuẩn bị cho cuộc họp các nhà lãnh đạo nhà nước của 191 nước và lãnh thổ thành viên UNFCC sẽ diễn ra tại Bali, Indonesia, từ ngày 3 đến 14-12.
TH.TÙNG

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
