Cần phân biệt rõ giữa cúm thường và cúm H5N1

Ngày 12-11, đại diện Bộ Y tế cho biết: Hiện nay, tình dịch cúm gia cầm có nhiều diễn biến phức tạp, không ít người dân còn mơ hồ về những biểu hiện bệnh lý khi cơ thể bị nhiễm virus H5N1 từ gia cầm.

Một số trường hợp khi có biểu hiện của cúm ngại đến các cơ sở y tế để kiểm tra, hoặc tự ý mua "lậu" thuốc Tamiflu uống để phòng bệnh. Điều này đã gây lãng phí không cần thiết khi người bệnh chỉ mắc loại cúm thông thường và còn tạo nguy cơ kháng thuốc sau này.

Các nhà chuyên môn khuyến cao người dân cần hiểu biết đầy đủ về tình trạng bệnh lý khi bị mắc cúm thông thường hoặc cúm A (H5N1), vừa tránh gây lãng phí (vì thuốc Tamiflu khá đắt) lại có thể nâng cao hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân bị nhiễm H5N1 sớm tìm tới các cơ sở y tế. Ngoài ra, Bộ y tế đã có thông báo, trong trường hợp bệnh nhân bị mắc cúm A (H5N1) hoặc nằm trong vùng dịch sẽ được phát thuốc Tamiflu miễn phí để điều trị nên việc người dân sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra sẽ có nhiều cái lợi.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Cục phó Cục y tế dự phòng - Bộ Y Tế: Khi bị cúm thông thường, người bệnh sẽ sốt cao dần lên 38 độ C, kèm theo các triệu chứng ho, đau họng, có chảy nước mũi, ngoài ra không có bất cứ biểu hiện gì khác. Còn khi bị mắc cúm A (H5N1), người bệnh sẽ sốt đột ngột trên 38 độ C, ho khan (ít có đờm rãi), khó thở. Bệnh nhân khi mắc cúm A (H5N1) có thể tức ngực, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, dần dần bị suy hô hấp rồi suy đa phủ tạng dẫn tới tử vong.

Bộ Y tế cũng đã có khuyến cáo người dân khi có biểu hiện mắc cúm A (H5N1) cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Tại đây bệnh nhân sẽ được chụp X quang phổi hàng ngày từ 1-2 lần để theo dõi những diễn biến tổn thương của phổi. Nếu phát hiện phổi tổn thương không điển hình, kèm theo dấu hiệu bạch cầu hạ (sau khi xét nghiệm máu) thì bệnh nhân sẽ được cách ly ngay để điều trị.

Theo các chuyên gia trong ngành y tế, việc phát hiện sớm bệnh rất quan trọng vì thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng hiệu quả trong 48 giờ đầu sau khi bệnh nhân bị mắc cúm A (H5N1). Ngoài ra, theo phác đồ điều trị mới được Bộ Y Tế điều chỉnh, bệnh nhân càng được phát hiện bệnh sớm bao nhiêu thì hiệu quả điều trị càng cao bấy nhiêu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News