Canada nghiên cứu tầng bình lưu bằng khinh khí cầu

Cơ quan Hàng không vũ trụ Canada (CSA) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu không gian Pháp (CNES) vừa thử nghiệm thành công việc dùng khinh khí cầu đưa thiết bị nghiên cứu lên tầng bình lưu, mở ra một nền tảng mới, giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà khoa học nước này trong việc thúc đẩy khoa học không gian phát triển.

Theo phóng viên tại Ottawa, ngày 12/9, chuyến bay thử nghiệm của khinh khí cầu có điều khiển từ xa được thực hiện tại thành phố Timmins, tỉnh Ontario, Canada.

Sau 10 giờ bay, kinh khí cầu đã “hạ cánh” xuống thị trấn Senneterre của tỉnh Quebec, cách nơi xuất phát khoảng 400km. Đây là một trong hai chuyến bay thử nghiệm thuộc thỏa thuận hợp tác khinh khí cầu tầng bình lưu của CSA với CNES.


Khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu. (Nguồn: CSA)

Trong lần thử nghiệm thứ nhất, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ khinh khí cầu tầng bình lưu mới nhất của CNES. Trong cuộc thử nghiệm lần hai, theo kế hoạch sẽ được tiến hành trong vài ngày tới, CNES sẽ sử dụng khinh khí cầu lớn nhất với chiều dài gần 324m, tương đương chiều cao của Tháp Eiffel.

CSA cho biết khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu có thể mang theo 1,75 tấn thiết bị mà không cần động cơ cũng như nhiên liệu và có thể đạt độ cao 42km, nơi quá thấp cho vệ tinh, quá cao cho máy bay trong khi nếu phóng tên lửa thì lại quá nhanh để có thể thu thập dữ liệu.

Các khinh khí cầu mang thiết bị nghiên cứu tầng bình lưu sẽ thu thập những số liệu quan trọng về môi trường và khí quyển Trái Đất cũng như giúp quan sát vũ trụ cho nghiên cứu thiên văn. Hơn nữa, kỹ thuật này giảm chí phí tới 40 lần so với việc phóng vệ tinh.

Chủ tịch CSA Walter Natynczyk khẳng định lần thử nghiệm khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu lịch sử này khởi đầu một cơ hội mới cho cộng đồng khoa học kỹ thuật Canada.

Ông cũng cho biết các nhà khoa học sẽ được hỗ trợ trong nghiên cứu thông qua các chuyến bay thường xuyên của khinh khí cầu nghiên cứu tầng bình lưu bắt đầu từ năm 2014. Hơn nữa, đây còn là kỹ thuật thân thiện với môi trường.

Kỹ thuật khinh khí cầu tầng bình lưu cũng thúc đẩy các công ty liên quan ở Canada tiếp tục cải thiện tính năng trong khi giảm kích thước và trọng lượng của những thiết bị phục vụ nghiên cứu không gian gắn theo các khinh khí cầu và vệ tinh.

Đi đầu trong số này là các công ty Xiphons và DPL Science Inc đều có trụ sở thành phố Montreal, tỉnh Quebec.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News