Cảnh báo tiêu tốn năng lượng từ công nghệ thu gom CO2

Dù có tác dụng thu gom CO2, cắt giảm khí nhà kính nhưng công nghệ có thể tiêu tốn 1/4 năng lượng toàn cầu vào năm 2100.

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature Communications chỉ ra những lo ngại tiêu tốn năng lượng của công nghệ thu gom CO2 (DAC). Đây là công nghệ thu gom trực tiếp khí CO2 từ không khí trong khí quyển để sử dụng hoặc lưu trữ dưới dạng tinh khiết. Công nghệ này đã được áp dụng 7 dự án tại một số nước châu Âu như Mỹ, Canada, Switzerland ở quy mô công nghiệp nhằm sản xuất nhiên liệu và chất đốt sạch.

Cảnh báo tiêu tốn năng lượng từ công nghệ thu gom CO2
Máy thu gom CO2 chạy bằng năng lượng điện. (Ảnh: Carbon Brief).

Theo báo cáo của Carbon Engineering, sau khi triển khai ứng dụng công nghệ này vào mô hình doanh nghiệp từ năm 2009, lượng CO2 thu gom được có thể lên tới 1 tấn CO2 mỗi ngày. Nếu lắp đặt 3.000 nhà máy DAC, nhiệt độ toàn cầu có thể giảm từ 1,5-2 độ C so với thời tiền công nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lo ngại, tăng quy mô và phạm vi hoạt động của công nghệ DAC, cụ thể tăng 30% /năm với quy mô 30GTCO2/năm tương đương với việc xây dựng 3.000 nhà máy DAC như vậy liệu có đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu ô nhiễm và tái tạo năng lượng hay sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng toàn cầu hơn để có thể vận hành các nhà máy DAC. 

Giáo sư Nico Bauer tại viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK), cũng không tin việc loại bỏ carbon có thể vô hiệu hóa tất cả các khí thải trong tương lai bởi một lượng nhiên liệu hóa thạch chứa lượng carbon khổng lồ vẫn đang nằm dưới lòng đất.

Theo giáo sư Massimo Tavoni, giám đốc Viện Kinh tế và Môi trường châu Âu (EIEE), dù còn nhiều thách thức trong việc mở rộng quy mô nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của công nghệ DAC trong việc cắt giảm đáng kể lượng khí thải công nghiệp.

Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 kêu gọi mỗi khu vực và quốc gia bên cạnh việc phát triển công nghệ DAC thì phải có những chính sách cắt giảm khí thải, giảm thiểu tác động xấu nhất của con người đối với biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông muốn khẩn trương xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển.

Đăng ngày: 29/07/2019
Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Đăng ngày: 29/07/2019
Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Đám cháy rộng đến 100.000ha, trở thành một trong những vụ hỏa hoạn lớn nhất thế giới. Nó đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ khó lường.

Đăng ngày: 27/07/2019
Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

"Tôi đã lên đó rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy nước ở trên đó cả!", một nhà leo núi bày tỏ.

Đăng ngày: 25/07/2019
Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

"Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Và đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất", tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Đăng ngày: 23/07/2019
Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Phủ tuyết nhân tạo có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lở băng

Ngăn chặn nguy cơ dải băng ở Tây Nam Cực trượt ra đại dương và nhấn chìm các thành phố ven biển bằng cách phủ

Đăng ngày: 23/07/2019
Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Trái đất đã bao giờ nóng giống như bây giờ chưa?

Bạn có bao giờ đi du lịch ở Bắc Cực bao giờ chưa? Cảm giác ngoài trời lạnh âm độ C như thế nào? Nhưng có lẽ nếu bạn sống vào thời điểm cách đây 56 triệu năm trước, bạn có thể sẽ có cảm nhận khác.

Đăng ngày: 19/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News