Cánh máy bay dán băng keo khiến dân tình xôn xao, chuyên gia khẳng định "rất an toàn"

Đoạn băng keo “nhỏ nhưng có võ" là trợ thủ đắc lực cho các kỹ thuật viên ngành hàng không.

Một bức ảnh chụp cánh máy bay được bao phủ bằng băng keo khiến nhiều hành khách “lạnh tóc gáy". Nhiều người bày tỏ mối nghi ngại về mức độ an toàn của chuyến bay này. Tuy nhiên trái với phản ứng của cộng đồng mạng, các chuyên gia hàng không khẳng định không cần lo lắng.

Hình ảnh được được đăng tải bởi ca sĩ opera người Úc David Wakeham trên Twitter vào ngày 22 tháng 9 cùng với chú thích: "Khi chọn hãng hàng không yêu thích của bạn, hãy chọn một cách khôn ngoan. @Qantas đặt lợi nhuận trước lên trước an toàn". Bức ảnh nhanh chóng thu hút được sự chú ý trên các nền tảng khác như Facebook và Reddit, với những người bình luận suy đoán xem liệu có lý do gì đáng lo ngại hay không. 

Tuy nhiên, một cuộc điều tra của CheckMate - một bản tin kiểm tra thực tế hàng tuần do RMIT và ABC sản xuất - đã phát hiện ra rằng hình ảnh "không giống như vẻ bề ngoài".

CheckMate đã báo cáo rằng băng trong ảnh không phải hình thức sửa chữa tạm thời. Cụ thể đây là công cụ thường được sử dụng trong ngành hàng không được gọi là băng tốc độ, có tác dụng che đi lớp sơn bị bong tróc. 

Cánh máy bay dán băng keo khiến dân tình xôn xao, chuyên gia khẳng định rất an toàn
Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội. (Ảnh: BI).

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện bức hình băng dính dán trên máy bay. Vào năm 2017, mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh máy bay đang trên đường băng thì nhận được chỉ thị dừng lại chút để sửa chữa. Một kỹ sư leo lên trên động cơ và dán băng dính cố định động cơ lại. Không ít người đã tỏ ra đôi chút lo lắng khi thấy tính mạng mình đang được liên kết với nhau bởi một cuộn băng dính.

Loại băng dính có cái tên này là do chúng có thể được dùng để sửa cánh, động cơ máy bay, vẫn dính được ngay cả khi máy bay bay với tốc độ cực cao.

Đây là một loại băng dính pha nhôm đặc biệt, rất nhạy cảm với áp lực, được sử dụng trong sửa chữa nhanh máy bay và cả xe đua. Việc áp dụng loại băng dính này trong sửa chữa tạm thời hoàn toàn an toàn, máy bay vẫn có thể vận hành trên không cho đến khi đáp đất, được sửa chữa kỹ càng hơn.

Cục Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phê duyệt cho các hãng sử dụng băng dính tốc độ bởi nó có thể chịu được áp suất ngay cả khi máy bay di chuyển với vận tốc 885 km/h. Băng keo bền và có thể mở rộng hoặc co lại trong một khoảng nhiệt độ, tùy môi trường. 

Cánh máy bay dán băng keo khiến dân tình xôn xao, chuyên gia khẳng định rất an toàn
Loại băng keo quen thuộc trong ngành hàng không. (Ảnh: DailyMail)

Loại băng dính này là trợ thủ đắc lực cho các nhân viên bảo trì để tạm thời xử lý những lỗi nhỏ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, song nó không phù hợp với những hỏng hóc nghiêm trọng hơn như máy bay va chạm đến hỏng cánh. Nếu máy bay thực sự cần được sửa chữa, chuyến bay sẽ bị hoãn hoặc phi cơ được rút khỏi đội bay cho đến khi công tác bảo trì hoàn tất. 

Theo tiết lộ của các nhân viên hàng không, loại băng dính này có giá tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD một cuộn. Băng dính tốc độ là một trong những loại đắt đỏ đó, khoảng 700 USD một cuộn rộng 3,6cm

Bản tin cho biết chiếc máy bay trong ảnh là một chiếc Boeing 787-9 Dreamliner, mẫu máy bay mà Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ ghi nhận vào năm 2020 là "dễ bị hỏng lớp sơn do tác hại của tia cực tím (UV)." 

Boeing không lập tức đưa ra phản hồi về tin tức Insider. Nhưng một phát ngôn viên của họ đã nói với Simple Flying vào tháng 12 năm 2021 rằng: "vết bong tróc không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của cánh và không ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyến bay".

Cơ quan An toàn Hàng không Dân dụng của Úc khẳng định họ đã biết về lớp sơn bị bong tróc và cho biết băng dán tốc độ có thể được sử dụng "theo hướng dẫn bảo trì đã được phê duyệt". Đồng thời người đại diện nói thêm rằng: "việc sửa chữa tạm thời đã được phê duyệt không gây rủi ro về an toàn cho hành khách".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người phụ nữ có bàn chân lớn nhất thế giới

Người phụ nữ có bàn chân lớn nhất thế giới

Tanya Herbert, sống tại Houston (Mỹ), đã được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận là người phụ nữ sở hữu bàn chân lớn nhất thế giới hiện còn sống.

Đăng ngày: 21/11/2022
Thế giới sắp loại bỏ giây thứ 61 trên đồng hồ

Thế giới sắp loại bỏ giây thứ 61 trên đồng hồ

Một giây nhuận sẽ giúp đồng hồ trên toàn thế giới chạy khớp với tốc độ quay của Trái Đất nhưng cũng khiến hệ thống máy tính và phần mềm gặp lỗi.

Đăng ngày: 21/11/2022
Sự xuất hiện và ý nghĩa của linh vật chính thức tại World Cup 2022

Sự xuất hiện và ý nghĩa của linh vật chính thức tại World Cup 2022

Sau lễ khai mạc World Cup 2022 tại Qatar, linh vật La'eeb giành được cảm tình và thu hút nhiều bình luận thú vị của người xem.

Đăng ngày: 21/11/2022
Cuộc sống

Cuộc sống "cổ tích" trong lâu đài 900 tuổi nước Ý: Có 45 phòng, gia đình mất 2 tiếng để gặp nhau

Nơi đây cũng là một địa điểm du lịch phục vụ du khách tới tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Đăng ngày: 21/11/2022
Bổ sung 4 tiền tố mới vào hệ đơn vị đo quốc tế

Bổ sung 4 tiền tố mới vào hệ đơn vị đo quốc tế

Các nhà khoa học quốc tế hôm 18/11 bổ sung 4 tiền tố số liệu mới để thể hiện các phép đo lớn nhất và nhỏ nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 21/11/2022
Đây là loại bia duy nhất có thể bán tại World Cup 2022

Đây là loại bia duy nhất có thể bán tại World Cup 2022

Quyết định cấm bia có cồn tại 8 sân vận động đã gây khó khăn cho AB InBev, nhà tài trợ đã chi 75 triệu USD cho World Cup.

Đăng ngày: 21/11/2022
Hé lộ bí ẩn về người phụ nữ sống cô độc gần hai thập kỷ trên đảo hoang

Hé lộ bí ẩn về người phụ nữ sống cô độc gần hai thập kỷ trên đảo hoang

Người phụ nữ bí ẩn sống cô độc trên hòn đảo San Nicolas, sau khi may mắn thoát chết trong một cuộc thảm sát bộ lạc của mình.

Đăng ngày: 20/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News