Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt

Một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc đã phát triển bàn tay robot sinh học thông minh có thể giúp người khuyết tật cảm nhận, cầm nắm.

Những người khuyết tật chi thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi không có người thân bên cạnh trợ giúp. Một công ty khởi nghiệp tiên phong của Trung Quốc chuyên về công nghệ giao diện não - máy tính (BCI) đã phát triển bàn tay robot sinh học thông minh có thể giúp người khuyết tật cảm nhận, cầm nắm. Nhờ đó, cuộc sống của những người khuyết tật trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Anh Gu Yue bị mất tay trái khi làm công việc đồng áng vào năm 2018, chỉ 2 tháng sau khi tốt nghiệp đại học.

"Sau vụ tai nạn, tôi ở nhà suốt một năm, sợ không tìm được việc làm hoặc không thể kết hôn vì khiếm khuyết cơ thể. Tôi không biết tương lai sẽ ra sao, sợ cô đơn hoặc sống vô ích suốt quãng đời còn lại. Đó là suy nghĩ duy nhất của tôi lúc đó" - anh Gu Yue chia sẻ.

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt
 Bàn tay robot sinh học thông minh có thể giúp người khuyết tật cảm nhận, cầm nắm.

Nhiều người bị khuyết tật chi như anh Gu cho biết, họ có cảm giác chi ma - một hiện tượng cảm nhận được sự hiện diện của các ngón tay, bàn tay hoặc chi bị mất của họ như thể vẫn còn. Dựa trên điều này, các nhà khoa học đã phát triển bàn tay sinh học với các cảm biến để mô phỏng cảm giác chạm, cầm nắm cho những người khuyết tật.

Anh Gu nhớ lại sự bối rối của mình khi lần đầu tiên biết về công nghệ bàn tay sinh học thông minh và giao diện não - máy tính: "Các kỹ sư công nghệ hỏi tôi có biết về giao diện não - máy tính không? Tôi nói là không. Sau đó anh ấy hỏi tôi đã xem phim "Ma trận" chưa? Tôi hỏi anh ấy đó là cái gì và tôi có cần cắm điện như trong phim không? Anh ấy nói không và thiết bị của họ không xâm lấn".

Ông Han Bichen - Người sáng lập Công ty Chiết Giang BrainCo Technology - cho biết: "Không xâm lấn, như tên gọi, công nghệ này không liên quan đến phẫu thuật cắt sọ. Nó đòi hỏi những đột phá về cảm biến và thuật toán để thu được những tín hiệu rất yếu trên bề mặt da đầu hoặc bề mặt da người".

Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự sinh hoạt
Giao diện não - máy tính là con đường giao tiếp trực tiếp giữa não và thiết bị bên ngoài. Nó có hai loại chính: xâm lấn và không xâm lấn.

  • Loại xâm lấn được kết nối trực tiếp với mô não của bệnh nhân và được cấy ghép bằng phẫu thuật.
  • Loại không xâm lấn như cánh tay robot sinh học này thì chỉ cần đeo một thiết bị có cảm biến điện.

Với bàn tay sinh học thông minh, giờ đây, anh Gu có thể dễ dàng nấu ăn như rán trứng và rửa chảo cũng như lấy một chai nước và thanh toán tại cửa hàng tiện lợi giống như bất kỳ ai khác.

"Mọi người không để ý đến tay tôi. Bởi vì đối với họ, không có nhiều khác biệt giữa tôi và những người khác" - anh Gu Yue chia sẻ.

Khoa học về não bộ và trí thông minh giống não bộ là một trong những công nghệ tiên tiến được đưa vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó lần đầu tiên ưu tiên phát triển 7 công nghệ tiên tiến bao gồm giao diện não - máy tính.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cửa sổ xe thông minh hiển thị thông tin về điểm ven đường

Cửa sổ xe thông minh hiển thị thông tin về điểm ven đường

Màn hình xe tương tác AR tích hợp trên cửa sổ xe giúp hành khách hiểu về địa điểm đang thấy mà không cần tra cứu bằng điện thoại.

Đăng ngày: 08/01/2024
Thanh niên không bằng cấp, chế máy

Thanh niên không bằng cấp, chế máy "bắt suối nhả điện" giúp dân vùng cao

Sau gần một thập kỷ bôn ba xứ người, anh Nguyễn Duy Khánh (34 tuổi) quyết định về Việt Nam, chế tạo máy phát điện chạy từ nước suối giúp người dân vùng cao.

Đăng ngày: 26/12/2023
Hệ thống mái ngói đóng mở theo nhiệt độ

Hệ thống mái ngói đóng mở theo nhiệt độ

Hệ thống mái ngói do Đại học California Santa Barbara phát triển gồm chuỗi cửa chớp sử dụng động cơ sáp để đóng mở theo nhiệt độ, giúp tiết kiệm năng lượng.

Đăng ngày: 18/12/2023
Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Sinh viên chế tạo tay robot cho người sau tai biến

Nhóm sinh viên tại TP HCM chế tạo bàn tay robot giúp khôi phục hoạt động bàn tay người tai biến, giúp họ giảm bớt khó khăn trong sinh hoạt.

Đăng ngày: 11/12/2023
Giảng viên nghiên cứu lưu trữ hydro bằng vật liệu tự nhiên

Giảng viên nghiên cứu lưu trữ hydro bằng vật liệu tự nhiên

Phát hiện sức hút mạnh của bề mặt carbon với khí hydro, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thanh cùng cộng sự tìm cách lưu trữ hydro bằng vật liệu carbon có cấu trúc lỗ xốp.

Đăng ngày: 05/12/2023
Việt Nam có thể sản xuất con giống tôm hùm bông

Việt Nam có thể sản xuất con giống tôm hùm bông

Trong vòng một năm tới, nếu xử lý được các vấn đề thức ăn, môi trường, Việt Nam có thể sản xuất thành công giống tôm hùm bông thương phẩm.

Đăng ngày: 27/11/2023
Ứng dụng kỹ thuật nhân nuôi cá rồng quý hiếm

Ứng dụng kỹ thuật nhân nuôi cá rồng quý hiếm

Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ " Xây dựng mô hình sản xuất giống cá rồng kiểu hình kim long tại TPHCM".

Đăng ngày: 25/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News