Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng

Hào quang Mặt trăng rực sáng thực chất là ảo ảnh quang học hình thành khi ánh sáng bị các tinh thể băng trong mây khúc xạ.

Người dân tại các khu vực tây bắc Arkansas, miền bắc Michigan và Chicago bắt gặp quầng sáng tròn bao quanh Mặt trăng đêm hôm 21-22/3. Một số người chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội, đồng thời bày tỏ thắc mắc về cảnh tượng độc đáo.

Cảnh tượng độc đáo: Quầng sáng tròn xuất hiện quanh Mặt trăng
Hào quang Mặt trăng quan sát ở Chicago (trái) và Boyne (phải). (Ảnh: Craig Napont/April).

Đây là hào quang Mặt trăng, thực chất là một ảo ảnh quang học. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS), quầng sáng này hình thành khi ánh trăng bị khúc xạ bởi các tinh thể băng trong những đám mây ti (cirrus).

Khúc xạ là sự đổi hướng của một loại sóng, trong trường hợp này là sóng ánh sáng, khi nó trải qua một sự thay đổi tốc độ. Điều này thường quan sát được khi sóng di chuyển từ môi trường này sang môi trường khác ở bất cứ góc nào ngoài 90 độ và 0 độ. Với hào quang Mặt trăng, ảo ảnh xuất hiện nhờ các tinh thể băng hình lục giác tí hon lơ lửng trong những đảm mây ti mỏng.

Mây ti hình thành ở độ cao lớn, khoảng 6.000 m hoặc hơn. Khi những tia sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt trăng rồi bật tới khí quyển Trái Đất, chúng có thể "chạm trán" những đám mây này. Chúng sẽ bị khúc xạ bởi các tinh thể băng hình lục giác và đổi hướng 22 độ so với ban đầu, theo nhà khí tượng Sagay Galindo.

Hào quang Mặt trăng có thể xuất hiện vào bất cứ mùa nào trong năm. Tần suất bắt gặp hiện tượng này phụ thuộc vào số lượng mây ti trong một khu vực nhất định. Tuy nhiên, để nhìn thấy hào quang, các tinh thể băng trong mây ti phải sắp xếp ở vị trí thích hợp so với mắt. Điều này nghĩa là mỗi người sẽ thấy ảo ảnh quang học theo một cách khác nhau.

Hào quang Mặt trăng thường hiện ra dưới dạng một quầng sáng trắng, đôi khi có màu giống như cầu vồng mờ. Quầng sáng tương tự cũng có thể xuất hiện quanh Mặt Trời, cơ chế hình thành hoàn toàn giống hào quang Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trong tương lai, đại dương sẽ gây thủng tầng ozone?

Trong tương lai, đại dương sẽ gây thủng tầng ozone?

Các đại dương đang chứa một lượng lớn khí gây phá hủy tầng ozone. Nếu tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, Trái đất sẽ tiến nhanh hơn đến thời điểm đại dương giải phóng loại khí này.

Đăng ngày: 22/03/2021

"Bom mưa" gây lũ lụt tồi tệ nhất trong 50 năm ở Australia

Mưa lớn gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nửa thế kỷ tại bờ đông của Australia, lực lượng cứu hộ nhận được hơn 6.000 cuộc gọi cấp cứu từ người dân kẹt trong nước lũ.

Đăng ngày: 22/03/2021
Núi lửa bất ngờ phun trào sau 6.000 năm

Núi lửa bất ngờ phun trào sau 6.000 năm "ngủ yên"

Núi lửa Fagradalsfjall tại bán đảo Reykjavik hoạt động trở lại, phun những dòng dung nham đỏ rực lúc 20h45 hôm 19/3 (giờ địa phương).

Đăng ngày: 22/03/2021
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh cuối tuần, Hà Nội 17 độ C

Miền Bắc đón đợt không khí lạnh cuối tuần, Hà Nội 17 độ C

Dự báo cuối tuần này (đêm 20 và ngày 21-3) không khí lạnh tràn xuống gây mưa dông diện rộng ở miền Bắc. Vùng núi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, vùng đồng bằng và thủ đô Hà Nội xuống 17 độ C.

Đăng ngày: 19/03/2021

"Vạn lý Trường thành Xanh" ngăn sa mạc xâm lấn

Các nước Bắc Phi đang nỗ lực trồng bức tường cây xanh dài hơn 8.000 km để ngăn sa mạc Sahara mở rộng.

Đăng ngày: 19/03/2021
Châu Âu hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 2.000 năm

Châu Âu hứng chịu hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 2.000 năm

Kể từ năm 2014, châu Âu trải qua nhiều đợt hạn hán, nắng nóng nghiêm trọng nhất trong hơn 2.000 năm.

Đăng ngày: 18/03/2021
Chỉ 1/3 rừng mưa nhiệt đới trên Trái đất còn nguyên vẹn

Chỉ 1/3 rừng mưa nhiệt đới trên Trái đất còn nguyên vẹn

Báo cáo mới đây của tổ chức phi chính phủ Rainforest Foundation Na Uy (RFN) ước tính 2/3 diện tích rừng mưa nhiệt đới trên Trái đất đã bị phá hủy nghiêm trọng.

Đăng ngày: 17/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News