Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị

Đây là một trong những bức ảnh rất nổi tiếng ở Internet và được dùng để chèn không biết là bao nhiêu cái meme. Và các bạn có thực sự biết được câu chuyện đằng sau nó?

Khi nhắc tới Albert Einstein, các bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên? Thuyết tương đối? Giải thưởng Nobel? Câu chuyện bên lề với Tesla? Một nhà khoa học, một kẻ nhiều tiền hay một người với khuôn mặt hài hước mà điển hình là bức ảnh ông lè lưỡi của mình khi nhìn chằm chằm vào ống kính?

Câu chuyện đằng sau bức ảnh Einstein lè lưỡi lập dị
Einstein rất thích bức ảnh này và dùng chúng để đính lên thiệp chúc mừng cá nhân.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 14/3/1951, đúng ngày sinh nhật 72 của ông và tờ Guardian gọi đây là là "một trong những bức ảnh báo chí nổi tiếng nhất của thế kỷ 20". Tại Đại học Princeton, sau khi đã thấm mệt vì “phải cười” suốt cả đêm với hàng tá nhiếp ảnh gia, Einstein đang muốn rời sự kiện và ngồi băng sau của chiếc xe hơi với tiến sĩ Frank Aydelotte. Theo như lời kể thì ông đã cố hét lên là “đủ rồi”, nhưng không ai nghe, mọi người vẫn bu đông quanh xe nên Einstein đã lè lưỡi trong chớp mắt trước khi đi mất.

Khoảnh khắc này được Arthur Sasse của tờ UPI (United Press International) chụp lại và Einstein rất thích nó. Ông đã yêu cầu UPI cung cấp 9 bản in và dùng chúng để đính lên thiệp chúc mừng cá nhân. Bức ảnh như ta thấy không phải là bức gốc ban đầu mà đã được cắt ra sao cho chỉ còn khuôn mặt của ông, để rồi trở thành biểu tượng như ngày nay. Trong số các bản in thì vẫn còn 1 bản được ông ký tặng cho 1 phóng viên, năm 2017, bức này được bán đầu giá với số tiền thu về là 125.000 USD.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Hệ thống mật mã Vĩ Đại của vua Louis XIV khiến các chuyên gia giải mã đau đầu hơn 2 thế kỷ

Trong nhiều thế kỷ, mật mã Vĩ Đại sừng sững như một pháo đài kiên cố không thể công phá, khiến ngay cả những nhà giải mã lành nghề nhất cũng phải bối rối, thậm chí là bó tay.

Đăng ngày: 14/02/2024
Khí cầu hydro đầu tiên trên thế giới được chế tạo thế nào?

Khí cầu hydro đầu tiên trên thế giới được chế tạo thế nào?

Được truyền cảm hứng từ khí cầu khí nóng, nhà phát minh Jacques Charles quyết định chế tạo khí cầu chạy bằng hydro mà ông cho là an toàn hơn.

Đăng ngày: 12/02/2024
Thí nghiệm chứng minh

Thí nghiệm chứng minh "Trái đất phẳng" ở thế kỷ 19 của nhà văn Anh

Anh- Nhà văn Samuel Rowbotham từng tiến hành thí nghiệm 'Trái Đất phẳng' tại Old Bedford River, kênh nước chạy thẳng và không bị cản trở suốt gần 10 km.

Đăng ngày: 07/02/2024
Thí nghiệm chứng minh

Thí nghiệm chứng minh "Trái đất phẳng" thế kỷ 19 của nhà văn Anh

Anh- Nhà văn Samuel Rowbotham từng tiến hành thí nghiệm 'Trái Đất phẳng' tại Old Bedford River, kênh nước chạy thẳng và không bị cản trở suốt gần 10 km.

Đăng ngày: 07/02/2024
Bức ảnh hé lộ bi kịch thám hiểm Bắc Cực bằng khinh khí cầu

Bức ảnh hé lộ bi kịch thám hiểm Bắc Cực bằng khinh khí cầu

Chuyến bay ngắn ngủi tới Bắc Cực của kỹ sư người Thụy Điển kết thúc khi khinh khí cầu chở 3 người rơi xuống một hòn đảo hẻo lánh.

Đăng ngày: 28/01/2024

"Người cô đơn nhất thế giới" 25 năm sống một mình trong "thị trấn ma"

Ông Pablo Novak, 93 tuổi, trở về sinh sống tại thị trấn ma Epecuen (Argentina) suốt gần 25 năm qua; không ai khác ở đây sau khi thị trấn bị nhấn chìm trong nước lũ.

Đăng ngày: 15/01/2024
Sự thật về câu chuyện 

Sự thật về câu chuyện "ếch luộc"

Theo các thí nghiệm khoa học, câu chuyện cho rằng ếch không nhận ra nguy hiểm và không chạy trốn khi bị đun nóng từ từ là không chính xác.

Đăng ngày: 10/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News