Câu đố về 1 Bitcoin ẩn chứa trong một sợi ADN sau gần 3 năm đã có lời giải

Và người đã đánh bại câu đố này để giành lấy 1 Bitcoin, tương đương hơn 250 triệu VNĐ là một chàng sinh viên 26 tuổi, hiện đang học tại Đại học Antwerp, Bỉ.

Một câu đố ba năm tuổi với phần thưởng là Bitcoin đã chính thức được giải vào cuối tuần trước, sau khi chàng sinh viên 26 tuổi Sander Wuyts tại trường đại học Antwerp giải thành công đoạn mã ẩn trong một sợi ADN tổng hợp để lấy được 1 Bitcoin.

Câu đố này bắt đầu từ đầu năm 2015, sau khi nhà nghiên cứu Nick Goldman đến từ Viện Tin-Sinh học Châu Âu thực hiện một bài thuyết trình về cách dùng ADN để lưu trữ dữ liệu tại Davos, Thụy Sỹ. Trong buổi thuyết trình này, ông Nick Goldman đã phát các ống nghiệm chứa sợi ADN lưu trữ địa chỉ và mật khẩu của một ví điện tử có chứa trong đó 1 Bitcoin.

Câu đố về 1 Bitcoin ẩn chứa trong một sợi ADN sau gần 3 năm đã có lời giải
Người đầu tiên có thể giải được trình tự của ADN này và giải mã dữ liệu lưu trữ trong đó sẽ có thể lấy được 1 Bitcoin - ở thởi điểm đó có giá khoảng 200 USD. Còn ở thời điểm hiện tại, giá trị của giải thưởng này đã tăng lên gấp hơn 50 lần.

Người đầu tiên có thể giải được trình tự của ADN này và giải mã dữ liệu lưu trữ trong đó sẽ có thể lấy được 1 Bitcoin - ở thởi điểm đó có giá khoảng 200 USD. Còn ở thời điểm hiện tại, giá trị của giải thưởng này đã tăng lên gấp hơn 50 lần.

Câu đố của Nick Goldman có thời hạn trong ba năm, tức đến thời điểm ngày 22/01/2018 vừa qua, nếu không có ai giải được câu đố này thì cuộc chơi sẽ kết thúc. Tháng 12 vừa rồi, câu đố này vẫn nằm trong tình trạng không ai giải được - vậy nên ông Goldman đã đăng tải một dòng tweet rằng cuộc thi giành lấy 1 bitcoin sắp sửa kết thúc. Dòng tweet này thu hút sự chú ý của Sander Wuyts, khiến cậu sinh viên này yêu cầu Goldman gửi cho mình một mẫu ADN, rồi hợp tác cùng các bạn học trong trường để giải câu đố "khó nhằn" này.

"Khi đọc dòng Tweet kia, đương nhiên tôi cảm thấy rất thích thú. Tôi vẫn còn nhớ sau đó tôi đã rủ rê hội bạn học của mình bỏ hết tất cả những gì đang làm để có thể toàn tâm toàn ý giải quyết câu đố này." - Wuyts chia sẻ trên blog cá nhân.

Câu đố về 1 Bitcoin ẩn chứa trong một sợi ADN sau gần 3 năm đã có lời giải
Mô tả cách thức mã hóa dữ liệu trong ADN của Goldman

So với các "thí sinh" khác tham gia vào câu đố này, Wuyts có nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn: Cậu đang học ngành toán tin - vi sinh tại trường Đại học Antwerp, đồng thời cậu còn có quyền sử dụng các công cụ chuyên dụng để giải trình tự ADN. Sau khi giải trình tự ADN mà Goldman gửi đến, việc tiếp theo mà Wuyts cần làm là giải mật mã ẩn sau đó.

Trong sợi ADN được gửi đến, có tổng cộng 9 file dữ liệu trong các mảnh ADN. Các file này đều được mã hóa bằng keystream, là một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên được sử dụng để giải mã. Mã keystream cần thiết đã được Goldman cung cấp từ đầu, trong một văn bản giải thích về câu đố này.

Sau khi giải mã, Wuyts tiến hành ghép các mảnh ADN lại để tạo thành một chuỗi ADN lớn, sau đó tìm cách chuyển chuỗi ADN này thành dạng văn bản - trong đó có chứa địa chỉ của ví điện tử chứa 1 bitcoin cũng như mật khẩu của ví điện tử đó. Và thế là Wuyts đã hoàn thành câu đố vào ngày 17/01 vừa qua, 5 ngày trước khi câu đố hết hạn.

Câu đố về 1 Bitcoin ẩn chứa trong một sợi ADN sau gần 3 năm đã có lời giải
Và đây là đáp án câu đố

Câu đố này được Goldman đưa ra nhằm tạo sự chú ý về tiềm năng lưu trữ dữ liệu của ADN. Trên thực tế, Microsoft cũng đã bắt đầu nghiên cứu về khả năng này, như một phương án để lưu trữ kho tàng dữ liệu khổng lồ của nhân loại. Và ứng dụng hiện tại của nó, như Nick Goldman đã ví dụ, là để bảo vệ các thông tin liên quan đến ví tiền mã hóa một cách an toàn, khỏi tầm ngắm của các hacker.

"Bạn phải biết rằng, quá trình đọc dữ liệu từ ADN như thế này mất tới vài ngày - thay vì chỉ vài mili giây như các dữ liệu trong ổ cứng. Vậy nên, đây là một trong những phương án an toàn nhất bảo vệ ví tiền mã hóa của mình ở thời điểm hiện tại, khi mà không phải ai cũng có sẵn công cụ giải trình tự ADN" - Wuyts chia sẻ.

Về việc sẽ làm gì với 1 bitcoin phần thưởng này, chàng sinh viên 26 tuổi cho biết, cậu sẽ bán nó đi vào thời điểm thích hợp, và dùng số tiền này để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, cậu cũng sẽ dùng số tiền này để tổ chức một bữa tiệc nhận bằng tiến sĩ tưng bừng, cũng như để cảm ơn những người bạn học đã hỗ trợ cậu chinh phục câu đố này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh đầu tiên về hệ điều hành Fuchsia mới của Google

Hình ảnh đầu tiên về hệ điều hành Fuchsia mới của Google

Sau Chrome OS và Android, hiện Google đang nghiên cứu hệ điều hành mới mang tên Fuchsia. Tuần trước, một số video giới thiệu Fuchsia đã được tải lên YouTube.

Đăng ngày: 21/01/2018
Bi kịch trời lạnh: Pin điện thoại sụt nhanh đến thảm họa, tại sao vậy?

Bi kịch trời lạnh: Pin điện thoại sụt nhanh đến thảm họa, tại sao vậy?

Điện thoại của bạn có từng rơi vào tình trạng xuống pin nhanh vào những ngày thời tiết lạnh?

Đăng ngày: 17/01/2018
Sắp có Wi-Fi nhanh không thể tin nổi

Sắp có Wi-Fi nhanh không thể tin nổi

Theo Intel, chip 802.11ax có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu tối đa cao hơn 40% so với hiện tại, tương đương tốc độ 433Mbps - 600Mbps.

Đăng ngày: 09/01/2018
Điều gì xảy ra khi tất cả các tuyến cáp quang biển bị tấn công?

Điều gì xảy ra khi tất cả các tuyến cáp quang biển bị tấn công?

Theo trang Wired, các sỹ quan Hải quân Mỹ từng cảnh báo nhiều năm qua rằng sẽ rất nguy hiểm nếu một tổ chức khủng bố hoặc một quốc gia bất chính nào đó tấn công các tuyến cáp quang biển

Đăng ngày: 08/01/2018
Virus là gì? Virus lây nhiễm như thế nào?

Virus là gì? Virus lây nhiễm như thế nào?

Hệ điều hành thay đổi thì virus máy tính cũng phải thay đổi để có thể ăn bám, ký sinh trên hệ điều hành mới.

Đăng ngày: 26/12/2017
Ai đã tạo ra con virus máy tính đầu tiên?

Ai đã tạo ra con virus máy tính đầu tiên?

Con virus máy tính đầu tiên rất đơn giản. Nó có tên là Creeper và nó chỉ xuất hiện trên màn hình với dòng chữ: “TÔI LÀ CREEPER. HÃY BẮT TÔI NẾU CÓ THỂ”.

Đăng ngày: 26/12/2017
Xuất hiện virus máy tính có thể

Xuất hiện virus máy tính có thể "giết người"

Hãng bảo mật FireEye vừa cho biết đã xuất hiện loại virus trên tại Trung Đông. Một nhà máy sản xuất chưa xác định đã nhiễm phần mềm độc hại này và phải ngưng hoạt động.

Đăng ngày: 21/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News