Cầu thủ bóng đá uống nước thế nào khi thi đấu?

Vận động viên uống 500ml nước khi bóng lăn, trong trận đấu nên uống từ 150 đến 200ml mỗi 15 phút, chia thành từng ngụm nhỏ.

Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, nước rất quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các vận động viên bóng đá. Nếu muốn duy trì thể trạng tốt và đạt thành tích cao, cầu thủ cần uống nhiều nước hơn bình thường, ngay cả khi không cảm thấy khát.

Các chuyên gia khẳng định việc bù nước rất quan trọng với người chơi thể thao, nhất là những môn thể thao kéo dài, đòi hỏi sức bền như bóng đá. Việc vận động cơ thể với cường độ cao như thế sẽ sinh ra một lượng nhiệt lớn, cơ thể tiết mồ hôi để tự làm mát nhằm ổn định thân nhiệt. Nếu cầu thủ mất 1-2% cân nặng do bị mất nước thì thành tích sẽ giảm sút.

Cầu thủ bóng đá uống nước thế nào khi thi đấu?
Các cầu thủ đội tuyển Việt Nam uống bù nước trong quá trình thi đấu.

Nghiên cứu cho thấy trong thời gian thi đấu hay tập luyện, các cầu thủ dễ dàng bị mất nước qua mồ hôi, dẫn đến mất 1-2% trọng lượng cơ thể. Chẳng hạn, một vận động viên có cân nặng 60kg có thể bị mất 2% trọng lượng tức khoảng 1,2kg.

Vận động viên càng di chuyển nhiều càng ra mồ hôi nên mất nước nhiều hơn. Do đó, phải luôn chú ý phòng ngừa tình trạng mất nước ở vận động viên bằng cách uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện hoặc thi đấu. Vận động viên không nên để cơ thể bị mất nước vì khi đó phải mất nhiều giờ mới tái lập được sự cân bằng về nước trong cơ thể.

Trong mồ hôi, ngoài nước còn có các chất điện giải như natri, clo, canxi, kali, magie... Nếu không bù đủ nước và chất điện giải sẽ dẫn đến tình trạng vọp bẻ, còn gọi là chuột rút, mệt mỏi, tim đập nhanh, ngất xỉu, thậm chí trụy tim mạch nguy hiểm tính mạng.

Các bác sĩ khuyên mỗi cầu thủ nên uống từ 400 đến 600ml nước trong vòng một tiếng đồng hồ trước khi thi đấu hoặc tập luyện. Trong thời gian bóng lăn, nên uống "dặm" nhiều lần, mỗi lần từ 150 đến 200ml, cách nhau khoảng 15 đến 20 phút tùy theo mức độ ra mồ hôi. Sau khi trận đấu kết thúc, cần uống ngay để bù đủ lượng nước mất qua mồ hôi. Vận động viên giảm trọng lượng một kg thì phải bù một lít nước.

Lưu ý về các loại nước dùng trong quá trình vận động thể thao:

  • Không dùng nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, nước tăng lực...
  • Nhiệt độ nước thích hợp khoảng 17 độ C, không nên lạnh quá vì dễ gây viêm họng và khó hấp thụ nước.
  • Nồng độ đường trong nước chỉ trong khoảng từ 2,5 đến 5%.
  • Lượng chất điện giải trong một ngày ở vận động viên trưởng thành gồm natri 6 g, kali 4 g, photpho 1,2 g, clo 4 g, canxi 0,8 g, magie 0,3 g ...
  • Loại nước uống thích hợp là nước lọc, nước trái cây hoặc một số nước chuyên dành cho vận động viên thể thao giúp bù chất điện giải.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tác dụng trà đen (hồng trà)

Tác dụng trà đen (hồng trà)

Từ ngàn đời xưa Trà Đen (Hồng Trà) đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày, không chỉ là một thức uống ngon mà Trà Đen (Hồng Trà) còn chữa được nhiều bệnh: tiểu đường, tim mạch, giảm stress…

Đăng ngày: 26/02/2018
Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Hội chứng khiến cụ ông trăm tuổi ăn một kilogram bùn mỗi ngày

Cụ ông 100 tuổi tên Karu Paswan ở bang Jharkhand phía đông Ấn Độ cho biết ông có sở thích ăn bùn từ năm 11 tuổi, International Business Times đưa tin.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Cách chữa bệnh rận mu cực đơn giản và rẻ tiền

Rận mu có tên khoa học Pthirus pubis, là một loại côn trùng sống ký sinh và gây bệnh ở con người, phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu.

Đăng ngày: 25/02/2018
Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Sơn nhiễm chì, thủy ngân hủy hại sức khỏe bạn thế nào?

Tiếp xúc nhiều với sơn nhiễm chì, thủy ngân thời gian dài sẽ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, lên cơn hen, ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Đăng ngày: 25/02/2018
Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Nam giới hút thuốc không nên sử dụng vitamin B liều cao

Từ lâu, vitamin B6 và B12 được các công ty dược quảng cáo là những thuốc uống bổ sung giúp tăng cường năng lượng, cải thiện quá trình trao đổi chất, thậm chí được cho là giúp giảm nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 25/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News