Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành

Trạm vũ trụ Thiên Cung hoàn chỉnh có hình chữ T với 3 module, có không gian sống tổng cộng hơn 110m3 và sức chứa 6 phi hành gia.

Với thành công của vụ phóng tàu chở người Thần Châu 14 hôm 5/6, Trung Quốc đang nhanh chóng tiến tới việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung thành một phòng thí nghiệm không gian quốc gia, CGTN hôm 12/6 đưa tin.

Từ module lõi Thiên Hòa đang quay quanh Trái Đất, trạm vũ trụ sẽ mở rộng thành cấu trúc 3 module hình chữ T với Thiên Hòa ở trung tâm và hai module phòng thí nghiệm, Vấn Thiên và Mộng Thiên, ở hai bên.

Vấn Thiên dự kiến phóng lên vào tháng 7 còn Mộng Thiên phóng vào tháng 10. Khi hai module này đi vào hoạt động, trạm vũ trụ sẽ có không gian sống tổng cộng hơn 110m3 với 6 phòng ngủ, 2 phòng tắm, đủ chỗ cho 6 phi hành gia. Tổng cộng 25 tủ thí nghiệm khoa học sẽ được lắp đặt ở 3 module. Mỗi tủ giống như một phòng thí nghiệm mini có thể hỗ trợ việc tiến hành thí nghiệm.

Trạm Thiên Cung dự kiến hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp với độ cao khoảng 340 - 450km phía trên bề mặt Trái Đất. Tuổi thọ thiết kế của công trình này là 10 năm, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể hoạt động hơn 15 năm khi bảo dưỡng hợp lý.

Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành
Mô phỏng cấu trúc 3 module cơ bản của trạm vũ trụ Trung Quốc. (Ảnh: CMG)

Module lõi Thiên Hòa

Module lõi Thiên Hòa được phóng lên quỹ đạo tháng 4/2021, là trung tâm chỉ huy và quản lý của trạm vũ trụ. Nó cung cấp sức đẩy để duy trì quỹ đạo cho trạm, đồng thời kiểm soát các điều kiện làm việc bên trong. Với chiều dài 16,6 m, đường kính tối đa 4,2 m và trọng lượng phóng 22,5 tấn, đây là tàu vũ trụ lớn nhất Trung Quốc từng phát triển.

Thiên Hòa có không gian sống khoảng 50 m3, là nơi sinh hoạt chính của các phi hành gia. Họ cũng có thể tiến hành các thí nghiệm khoa học tại đây. Tổng cộng có 6 phi hành gia Trung Quốc trong hai nhiệm vụ riêng biệt đã sống và làm việc trong module này, sau đó trở về Trái Đất an toàn.

3 thành viên phi hành đoàn Thần Châu 12 là những người đầu tiên đến Thiên Hòa, làm việc từ tháng 6 đến tháng 9 năm ngoái. Phi hành đoàn Thần Châu 13 bay lên module lõi vào tháng 10/2021 và trở về Trái Đất tháng 4/2022, lập kỷ lục mới về thời gian bay trên không gian của Trung Quốc - 182 ngày.

Thiên Hòa trang bị hai bến neo đậu để liên kết với hai module phòng thí nghiệm và 3 bến ghép nối dành cho các tàu chở hàng, chở người hoặc tàu vũ trụ khác. Module lõi cũng có một lối ra để phi hành gia tiến hành những hoạt động ngoài không gian.

Module phòng thí nghiệm Vấn Thiên

Hai module phòng thí nghiệm tương tự với module lõi về kích thước và trọng lượng, dù Trung Quốc chưa tiết lộ thêm nhiều chi tiết.

Vấn Thiên chủ yếu dành cho các nghiên cứu về khoa học sự sống vũ trụ. Nó trang bị những tủ thí nghiệm có thể hỗ trợ cho thí nghiệm về sự sống, sinh thái, công nghệ sinh học, cũng như các nghiên cứu so sánh về cơ chế tăng trưởng sinh học trong nhiều điều kiện lực hấp dẫn khác nhau.

Ngoài ra, tủ thí nghiệm có thể dùng để nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển, di truyền và lão hóa của thực vật, động vật và vi sinh vật trong không gian, cũng như nghiên cứu các hệ sinh thái khép kín.

Các thiết bị khoa học trong module cũng cho phép tiến hành thí nghiệm sinh học đa cấp trên phân tử, tế bào, mô và cơ quan với nhiều phương pháp thăm dò, ví dụ như bằng ánh sáng khả kiến, huỳnh quang và hình ảnh hiển vi.

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên

Module phòng thí nghiệm Mộng Thiên chủ yếu phục vụ nghiên cứu khoa học vi trọng lực. Module này trang bị các tủ thí nghiệm cho nhiều lĩnh vực như vật lý chất lỏng, khoa học vật liệu, khoa học đốt cháy, vật lý cơ bản và công nghệ hàng không vũ trụ.

Bộ đồng hồ nguyên tử lạnh đặt trong không gian đầu tiên trên thế giới, bao gồm đồng hồ hydro, đồng hồ rubidi và đồng hồ quang học, sẽ được lắp đặt trên Mộng Thiên. Chúng dự kiến tạo thành một hệ thống thời gian và tần số với độ chính xác và ổn định tần số cao nhất trong không gian, phục vụ những nghiên cứu khoa học như dịch chuyển đỏ do hấp dẫn hay đo hằng số cấu trúc tinh vi.

Khi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ngừng hoạt động trong vài năm tới, Thiên Cung có thể trở thành trạm duy nhất còn hoạt động. Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác quốc tế và cho phi hành gia không phải người Trung Quốc tham gia những nhiệm vụ trên trạm trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khánh thành cầu đường bộ đầu tiên nối giữa Nga và Trung Quốc

Khánh thành cầu đường bộ đầu tiên nối giữa Nga và Trung Quốc

Nga và Trung Quốc ngày 10/6 khánh thành cây cầu đường bộ đầu tiên giữa hai nước, sau hai năm lễ khánh thành bị hoãn do Covid-19

Đăng ngày: 13/06/2022
Ấn Độ lắp đặt kính thiên văn gương lỏng đầu tiên trên thế giới

Ấn Độ lắp đặt kính thiên văn gương lỏng đầu tiên trên thế giới

Kính viễn vọng ILMT chứa hơn 50 lít thủy ngân, tương đương gần 700 kg, và dự kiến tạo ra 10 - 15 GB dữ liệu mỗi đêm.

Đăng ngày: 13/06/2022
Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà máy điện mặt trời đầu tiên trong vũ trụ

Trung Quốc lên kế hoạch xây nhà máy điện mặt trời đầu tiên trong vũ trụ

Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện mặt trời trong không gian vào năm 2028, truyền điện không dây từ độ cao 400 km.

Đăng ngày: 09/06/2022
Công trình ngầm chống lũ vô địch thế giới của Nhật Bản: Mỗi bể trụ đủ sức chứa 1 tàu con thoi

Công trình ngầm chống lũ vô địch thế giới của Nhật Bản: Mỗi bể trụ đủ sức chứa 1 tàu con thoi

Trải qua nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản đã hoàn thiện công trình nghệ thuật đồ sộ này, đồng thời tự hào rằng hệ thống phòng chống lũ phức tạp của mình có thể sánh ngang với các kỳ quan thế giới.

Đăng ngày: 03/06/2022
Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ

Những kính viễn vọng có thể thay đổi cách con người nhìn vũ trụ

Trong 10 năm tiếp theo, những kính viễn vọng không gian như Extremely Large, James Webb hay Thirty Meter được kỳ vọng thay đổi cách con người nhìn nhận vũ trụ.

Đăng ngày: 30/05/2022
Xây nhà máy sản xuất 13.700 tấn thịt nhân tạo mỗi năm

Xây nhà máy sản xuất 13.700 tấn thịt nhân tạo mỗi năm

Công ty Good Meat sẽ xây nhà máy với 10 lò phản ứng sinh học lớn nhất thế giới để nuôi cấy thịt, mỗi lò có dung tích 250.000 lít.

Đăng ngày: 27/05/2022
Top 8 nghiên cứu đã thay đổi thế giới mà bạn chưa từng nghe tới

Top 8 nghiên cứu đã thay đổi thế giới mà bạn chưa từng nghe tới

Đằng sau một số khám phá và đổi mới đã viết lại lịch sử khoa học là bóng dáng của rất nhiều phụ nữ vĩ đại.

Đăng ngày: 27/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News