Cấu trúc hang động cản trở giải cứu đội bóng nhí Thái Lan

Các nhân viên cứu hộ gặp khó khăn trong việc giải cứu đội bóng Thái Lan mất tích do cấu trúc hang phức tạp, lối đi hẹp, chia nhiều nhánh.

Đội bóng thiếu niên Thái Lan trong độ tuổi 11 -16 và huấn luyện viên 25 tuổi vào hang động Tham Luang Nang Non ở tỉnh Chiang Rai sau buổi luyện tập hôm 23/9. Họ bị mắc kẹt trong đó do nước lũ dâng cao. Đội cứu hộ tìm thấy đội bóng hôm 2/7, sau 9 ngày tìm kiếm trong hang động và vùng núi xung quanh. Tuy nhiên, các nhân viên cứu hộ vẫn phải đối mặt với một thách thức lớn là đưa đội bóng ra ngoài trong điều kiện thời tiết bất lợi, theo Mother Nature Network.


Khoảnh khắc tìm thấy đội bóng Thái Lan mất tích. (Video: USA Today).

Hang động và tình huống phức tạp

Lối vào hang Tham Luang có khung cảnh ấn tượng và tuyệt đối an toàn. Tuy nhiên, hệ thống hang động trải dài 10 km với nhiều hành lang hẹp và khoang rỗng lớn xuyên qua lòng núi Doi Nang Non giáp biên giới Thái Lan và Myanmar.

Cấu trúc hang động cản trở giải cứu đội bóng nhí Thái Lan
Đội cứu hộ đặt máy bơm ở cửa hang để giải cứu đội bóng mắc kẹt. (Ảnh: Linh Pham).

Lối vào hang tạo thành phần nằm dọc của giao lộ hình chữ T. Đi sang trái hay phải đều dẫn tới một số hành lang hẹp. Khi mùa mưa bắt đầu vào tháng 6 hàng năm, các hành lang hẹp bị ngập nước. Nhà chức trách tin rằng đội bóng mắc kẹt sau một trận bão và mưa lớn kéo dài đã xóa sạch mọi dấu chân của họ.

Giữa những trận mưa lớn và thời gian ngặt nghèo, thợ lặn cứu hộ chật vật tìm kiếm đội bóng mất tích. "Thợ lặn phải lần tìm trong bóng tối, trên địa hình không bằng phẳng với bùn lầy và đất đá ở khắp mọi nơi. Do đó, mỗi lần lặn, bình dưỡng khí chỉ cho phép nhóm cứu hộ thuộc Hải quân Hoàng gia Thái Lan đi xa 30 mét và phải quay lại sau đó", Anupong Paojinda, Bộ trưởng Nội vụ, cho biết.

Giai đoạn giải cứu

Sau khi đội cứu hộ tìm thấy đội bóng ở cách bãi biển Pattaya khoảng 400 mét, giai đoạn tìm kiếm chuyển sang giải cứu. Để đưa đội bóng ra khỏi hang, nhà chức trách sẽ phải bơm nước ra ngoài. Tuy nhiên, nhà chức trách xác định đội bóng cần hỗ trợ y tế và cung cấp thức ăn, nước uống, vì họ đã không ăn gì trong suốt 10 ngày.

"Chúng tôi sẽ bơm hết nước ra khỏi hang, sau đó đưa tất cả 13 người ra ngoài. Chúng tôi đang lên kế hoạch đưa y tá và bác sĩ vào hang để kiểm tra sức khỏe và khả năng cử động của họ. Chúng tôi sẽ làm việc cả đêm", Narongsak Osottanakorn, Thống đốc tỉnh Chiang Rai, chia sẻ.

Cấu trúc hang động cản trở giải cứu đội bóng nhí Thái Lan
Toàn bộ đội bóng được tìm thấy sau 9 ngày mất tích. (Ảnh: AFP).

Bơm nước là lựa chọn duy nhất đối với các nhân viên cứu hộ. Edd Sorenson, điều phối viên ở Florida của Tổ chức Phục hồi và Cứu hộ Hang động dưới nước, nhận định bất cứ cách xử lý nào khác đều nguy hiểm, đặc biệt trong tình huống này.

"Khi phải ở nơi tối tăm không thể nhìn thấy gì, không quen thuộc với cảnh quan phía trên đầu và với điều kiện cực hạn, họ rất dễ trở nên hoảng loạn, có thể khiến chính họ hoặc nhân viên cứu hộ thiệt mạng. Do đó, tôi cho rằng tốt hơn hết là mang thức ăn, nước uống, hệ thống lọc oxy nếu cần thiết. Theo tôi, cần chờ tới khi họ nhận được đồ cứu trợ đến nơi để giúp họ cảm thấy dễ chịu, không bị lạnh, đói và mất nước", Sorenson nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Sống ở nơi ô nhiễm làm giảm nồng độ hormone sinh dục của phái mạnh

Sống ở nơi ô nhiễm làm giảm nồng độ hormone sinh dục của phái mạnh

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra môi trường sống có thể ảnh hưởng nhất định tới nồng độ hormone sinh dục testosterone của nam giới.

Đăng ngày: 03/07/2018
Các nhà khoa học cảnh báo về một thảm họa khí hậu ở Nga

Các nhà khoa học cảnh báo về một thảm họa khí hậu ở Nga

Tại khu vực phía bắc Biển Barents đang diễn ra những thay đổi lớn về khí hậu, các nhà khoa học Na Uy cho biết.

Đăng ngày: 02/07/2018
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và đây là những thành phố chịu khổ nhất thế giới

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và đây là những thành phố chịu khổ nhất thế giới

Theo dự báo từ năm 2017 thì đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn mức ấy, lên khoảng 3,2 độ C.

Đăng ngày: 30/06/2018
Những thành phố ô nhiễm ánh sáng nhất thế giới

Những thành phố ô nhiễm ánh sáng nhất thế giới

Mới đây, tổ chức The Revelator đã thực hiện một phân tích về mức độ ô nhiễm ánh sáng trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 29/06/2018
Nhật Bản muốn Olympic 2020 dùng toàn năng lượng tái tạo

Nhật Bản muốn Olympic 2020 dùng toàn năng lượng tái tạo

Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đặt mục tiêu toàn bộ nguồn điện sử dụng tại hai sự kiện thể thao sẽ đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió.

Đăng ngày: 29/06/2018
Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Trái đất nóng lên, và hệ quả là băng ở hai cực đang tan dần. Chúng ta vẫn biết điều đó, và đang tìm mọi cách để khắc phục.

Đăng ngày: 27/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News