Cấu trúc não củng cố khả năng miễn dịch
Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania, trường y học thú ý đã dựng được hình ảnh thời gian thực phản ứng miễn dịch ở cơ thể người đối với lây nhiễm ký sinh trong não.
Những phát hiện này cung cấp những hiểu biết không ngờ tới về việc làm cách nào các tế bào miễn dịch được kiểm soát trong não, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với việc chữa trị bất cứ tình trạng viêm nào gây ảnh hưởng đến não.
Toxoplasma, một loại ký sinh vật thường thấy ở người, được phát hiện thấy trong não của khoảng 30% dân số. Tuy nhiên, vì não thiếu hệ thống bạch huyết đối với phản ứng miễn dịch và rào cản máu não hạn chế việc xâm nhập của kháng thể, các nhà khoa học đã phát hiện rằng điều này tạo ra những thách thức đặc biệt đối với hệ miễn dịch trong việc kiểm soát lây nhiễm. Do đó, có rất ít hiểu biết về những quá trình mà tế bào T xâm nhập vào hệ thần kinh khi bị lây nhiễm toxoplasma, hoặc làm thế nào hệ miễn dịch kiểm soát loại ký sinh trùng này.
![]() |
Phản ứng miễn dịch ở người. (Ảnh: niaid.nih.gov) |
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tìm hiểu làm thế nào hệ miễn dịch có thể kiểm soát lây nhiễm trong não. Sử dụng kính hiển vi hai photon tiên tiến cho phép có thể quan sát các tế bào T trong não, phòng thí nghiệm của Chris Hunter tập trung vào việc nghiên cứu tế bào tác động CD8+ T trong bệnh viêm não toxoplasma.
Tác giả chính Emma Wilson cho biết: “ Chúng tôi phát hiện rằng sự di chuyển của những tế bào T liên quan chặt chẽ tới hệ thống lưới sợi trong não. Những cấu trúc này không xuất hiện ở những mô não bình thường”.
Hunter, giáo sư đồng thời là trưởng khoa Sinh bệnh học tại Penn Vet, cho biết: “Quan sát này cho thấy trong não những cấu trúc đặc biệt được kích thích bởi chứng viêm đã chỉ dẫn cho quá trình xâm nhập của tế bào T trong môi trường miễn dịch và cho phép chúng thực hiện quá trình “tìm kiếm và tiêu diệt” cần thiết nhằm tìm kiếm những tế bào hoặc vi khuẩn bất thường trong não”.
Nghiên cứu được Học viện sức khỏe quốc gia và Commonwealth tài trợ. Các tác giả của nghiên cứu bao gồm Wilson, hiện thuộc Khoa khoa học Y sinh tại Đại học California, Riverside; Tajie H. Harris, Beena John, Elia Tait, Marion Pepper và Hunter thuộc Khoa Sinh bệnh học tại Penn Vet; Wolfgang Weninger, Paulus Mrass và E. John Wherry thuộc Học viện Wistar (Weninger và Mrass hiện làm việc tại Học viện sinh học tế bào và ung thư Centenary tại Sydney); Florence Dzierzinski thuộc Học viện ký sinh học, Đại học McGill; Philip G. Haydon thuộc Khoa khoa học thần kinh tại Đại học Tufts; Gregory F. Wu và Terri M. Laufer thuộc Khoa Y Đại học Pennsylvania; và David Roos thuộc Khoa sinh học tại Penn.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?
Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác
Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?
Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.
