Cầu vồng đỏ xuất hiện khắp châu Âu
Nếu hướng những camera tối tân lên bầu trời vào những ngày này, người dân châu Âu có thể chiêm ngưỡng vô số cầu vồng đỏ trên bầu trời.
Con người hầu như không thể quan sát cầu vồng đỏ bằng mắt thường. (Ảnh: Livescience)
Khi những hạt mang điện tích cao từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất, chúng gây nên bão địa từ. Những cơn bão địa từ gây nhiễu loạn ở từ quyển - tầng không khí mà trường điện từ thống trị. Những hậu quả rõ rệt nhất của bão địa từ là những cực quang khổng lồ và sáng ở hai vùng cực của trái đất. Ngoài ra, chúng còn gây nên những cầu vồng màu đỏ mờ nhạt trên tầng điện ly (vùng chứa nhiều ion, trải dài từ độ cao 85 tới 600km cách mặt đất) của khí quyển.
Những cầu vòng đó phát ra thứ ánh sáng đỏ yếu đến nỗi con người hầu như không thể thấy bằng mắt. Chúng xuất hiện ở những vĩ độ thấp, trong khi cực quang hiện ra ở những vĩ độ cao.
Ô nhiễm ánh sáng là một trong những nguyên nhân khiến con người không thể thấy cầu vồng đỏ. Nhưng mới đây đài thiên văn ASIAGO (All-Sky Imaging Air-Glow) ở Italy đã sử dụng những camera với cảm biến cực nhạy và ống kính mắt cá để quan sát những cầu vồng đỏ và cực quang mờ trên bầu trời châu Âu, Livescience cho biết.
Một nhóm chuyên gia quốc tế đã quan sát bầu trời bằng các camera của đài thiên văn ASIAGO khi một cơn bão từ ập xuống địa cầu vào năm 2011. Sau khi so sánh dữ liệu của họ với hình ảnh từ vệ tinh và các thiết bị trên mặt đất, họ kết luận rằng cầu vồng đỏ bao phủ phần lớn châu Âu - trải dài từ Ireland ở phía tây tới Belarus ở phía đông.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
