Cầu vồng kép xuất hiện cùng cực quang trên bầu trời đêm

Một nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc cầu vồng đêm hiếm gặp và cực quang kỳ ảo hiện ra cùng lúc trên bầu trời đầy sao.

Hình ảnh cầu vồng Mặt Trăng kép xuất hiện đồng thời với cực quang dưới nền trời lấp lánh sao lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia Giuseppe Petricca trên đảo Lewis, Scotland, Space hôm 12/12 đưa tin.

Cầu vồng Mặt Trăng, hay cầu vồng đêm, là cầu vồng xuất hiện do ánh sáng từ Mặt Trăng chứ không phải do ánh sáng Mặt Trời tạo ra. Cầu vồng Mặt Trăng rất hiếm gặp và trông mờ hơn cầu vồng bình thường.

Cầu vồng kép xuất hiện cùng cực quang trên bầu trời đêm
"Bữa tiệc" ánh sáng từ cầu vồng Mặt Trăng kép, cực quang và những vì sao. (Ảnh: Giuseppe Petricca).

"Giữa những đám mây đang trôi nhanh và những cơn mưa kéo dài vài ba phút, cầu vồng Mặt Trăng kỳ ảo xuất hiện, khi Mặt Trăng gần như tròn vành vạnh ló ra khỏi mây", Petricca miêu tả.

Phía sau cầu vồng là bắc cực quang tỏa ánh sáng xanh nhạt trên nền trời đêm đầy sao. Bắc cực quang là những dải sáng sặc sỡ do các hạt mang điện từ Mặt Trời tương tác với các hạt trong tầng khí quyển trên cao của Trái Đất.

Giữa bức ảnh là mảng sao "Tam giác mùa hè" gồm ba ngôi sao sáng Vega, Deneb và Altair. Vega là ngôi sao sáng nhất, nằm phía trên cực quang. Deneb xuất hiện ở mép trên bức ảnh trong khi Altair nằm bên dưới cầu vồng, phía trên một đám mây.

"Tôi có thể miêu tả mãi về cảnh tượng khi đó, nhưng tôi nghĩ bức ảnh sẽ làm điều này tốt hơn. Đó là một cảm xúc không thể nào quên", ông chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Phát hiện thêm 58 hang động mới ở Phong Nha

Phát hiện thêm 58 hang động mới ở Phong Nha

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) phát hiện thêm 58 hang động mới, một số hang có vỏ đạn và sân khấu văn nghệ từ thời chiến tranh.

Đăng ngày: 13/12/2017
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Hiện nay (13/12), trên vùng biển phía Đông Nam miền Trung Philippines có một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động.

Đăng ngày: 13/12/2017
Miền Bắc sắp bước vào đỉnh điểm rét mùa Đông

Miền Bắc sắp bước vào đỉnh điểm rét mùa Đông

Mùa đông năm nay sẽ lạnh hơn so với năm 2016, miền Bắc cũng chuẩn bị bước vào giai đoạn rét nhất của mùa Đông.

Đăng ngày: 12/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News