Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch

Nghiên cứu mới cho thấy gỗ mục thải ra tới 10,9 tỷ tấn carbon mỗi năm, tương đương 115% tổng lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch.

Đồng tác giả của nghiên cứu David Lindenmayer, Giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể định lượng mức độ đóng góp của cây chết vào chu trình carbon toàn cầu.

"Chúng ta đều biết cây sống đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2 từ khí quyển, nhưng chưa hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra khi chúng chết đi và phân hủy. Hóa ra, nó có tác động rất lớn", Lindenmayer cho biết trong một bài đăng trên tạp chí Nature vào tháng 9.

Cây chết giải phóng carbon nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch
Cây chết đổ trong một khu rừng. (Ảnh: ANU)

Theo đồng tác giả Marisa Stone, Tiến sĩ Marisa Stone từ Đại học Griffith của Australia, quá trình phân hủy cây chết được thúc đẩy bởi các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ và côn trùng.

"Côn trùng chiếm 29% lượng khí carbon thải ra từ gỗ chết mỗi năm. Tuy nhiên, vai trò của chúng lớn hơn một cách không cân đối ở các vùng nhiệt đới và có ảnh hưởng ít hơn ở các vùng có nhiệt độ thấp", Griffith cho biết thêm.

Để rút ra kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 55 khu vực rừng trên 6 lục địa và theo dõi hơn 140 loài cây thân gỗ khác nhau để xác định ảnh hưởng của khí hậu đến tốc độ phân hủy.

"Một nửa số gỗ mục được đặt trong lồng lưới ngăn côn trùng. Chúng tôi nhận thấy cả tốc độ phân hủy và mức độ đóng góp của côn trùng đều phụ thuộc nhiều vào khí hậu và sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng. Lượng mưa cao hơn cũng đẩy nhanh quá trình phân hủy ở những vùng ấm hơn", Lindenmayer giải thích.

Trong số 10,9 tỷ tấn carbon mà cây chết thải ra hàng năm, rừng nhiệt đới đóng góp tới 93% do có khối lượng gỗ cao, nhiều côn trùng và điều kiện khí hậu thuận lợi để thúc đẩy tốc độ phân hủy.

Nghiên cứu này đã chứng minh, cả biến đổi khí hậu và tình trạng suy giảm đa dạng sinh học hiện nay đều có khả năng làm thay đổi quá trình phân hủy gỗ, và do đó, tác động đến chu trình carbon trên toàn thế giới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Bọc màng nhôm cứu cây lớn nhất thế giới khỏi 'giặc lửa'

Lính cứu hỏa California sử dụng màng nhôm bọc kín quanh gốc cây cự sam General Sherman, cây lớn nhất thế giới theo thể tích, để ngăn tác động từ đám cháy rừng.

Đăng ngày: 19/09/2021
Kỳ quái với dáng vẻ

Kỳ quái với dáng vẻ "ngoài hành tinh" của loài côn trùng ăn lá

Trái với dáng vẻ đầy nguy hiểm của nó, châu chấu Brazil cũng chỉ là một loài côn trùng nhỏ hoàn toàn bình thường.

Đăng ngày: 18/09/2021
Loài hoa hiếm nhất thế giới, chỉ xuất hiện ở đúng 2 địa điểm

Loài hoa hiếm nhất thế giới, chỉ xuất hiện ở đúng 2 địa điểm

Middlemist's Red (hay Spring Rose) chính là loài hoa hiếm nhất thế giới bởi nó chỉ xuất hiện ở 2 địa điểm: Một là nhà kính ở Anh và hai là khu vườn thuộc New Zealand.

Đăng ngày: 18/09/2021
Các nhà khoa học sốc khi phát hiện hành vi ghê rợn của loài bướm

Các nhà khoa học sốc khi phát hiện hành vi ghê rợn của loài bướm

Bướm được cho là những sinh vật nhỏ vô tội nhưng mới đây, các nhà khoa học phát hiện những con bướm đực xé sâu bướm và uống sống chúng ở Indonesia.

Đăng ngày: 14/09/2021
Top 5 giống chuối kỳ lạ không có màu vàng

Top 5 giống chuối kỳ lạ không có màu vàng

Màu vàng từ lâu đã gắn liền với hình ảnh quả chuối chín. Thế nhưng loại trái cây này cũng có nhiều biến thể với màu sắc sặc sỡ và ngoại hình kỳ lạ.

Đăng ngày: 12/09/2021
Virus Nipah có tỷ lệ tử vong cao hơn SARS-CoV-2 đang bùng phát ở Ấn Độ

Virus Nipah có tỷ lệ tử vong cao hơn SARS-CoV-2 đang bùng phát ở Ấn Độ

Các nhà chức trách ở bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đang nỗ lực kiểm soát đợt bùng phát Nipah, loại virus có tỷ lệ tử vong cao hơn virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 11/09/2021
Bé gái bốn tuổi phát hiện loài ong tưởng đã tuyệt chủng

Bé gái bốn tuổi phát hiện loài ong tưởng đã tuyệt chủng

Một bé gái 4 tuổi tình cờ phát hiện hai đàn ong không đốt quý hiếm, loài được cho là đã biến mất ở Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 07/09/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News