Cây cổ thụ hấp thu nhiều khí CO2 so với các cây non
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy, những cây già và lớn sẽ hấp thu nhiều khí carbon điôxít (CO2) hơn so với các cây non, ít tuổi.
Phát hiện này làm thay đổi quan điểm truyền thống cho rằng các cây cổ thụ lớn gần như không có hiệu quả trong việc hấp thu các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu địa chất Mỹ, do ông Nathan Stephenson đứng đầu, đã tiến hành khảo sát 403 loài cây, sử dụng dữ liệu của hơn 670.000 cá thể cây ở khắp các châu lục và phát hiện thấy chính những cây già, lớn hơn lại có tốc độ phát triển nhanh và hấp thu nhiều khí carbon nhất.
Ảnh: hd2wallpapers.com
Cây hấp thu khí CO2 từ không khí và giữ chúng dưới dạng carbon ở trong thân cây, cành và lá, qua đó giúp làm chậm tốc độ nóng lên trên toàn cầu. Đây cũng chính là lý do khiến các cánh rừng được ví như những "bể carbon" (carbon sink). Tuy nhiên, ảnh hưởng của những "bể carbon" gây ra đối với vấn đề biến đổi khí hậu vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Theo Stephenson, mặc dù làm rõ được rằng những cánh rừng già sẽ giữ được nhiều carbon hơn những cánh rừng non nhưng vấn đề nằm ở chỗ rừng già lại có đủ các loại cây ở mọi kích cỡ và chưa thể xác định rõ loài cây nào phát triển nhanh hơn và hấp thụ nhiều CO2 nhất từ không khí.
Với các loài cây, thuật ngữ "lớn" và "nhỏ" chỉ mang tính tương đối, chẳng hạn một cây củ tùng không thể coi là lớn khi chưa đạt tới đường kính 300cm, trong khi ở các loài cây khác, một cây lớn chỉ có đường kính khoảng 50cm.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
