Cây cối cũng biết "phản công" xua đuổi kẻ thù
Sau khi nghe âm thanh con sâu bướm nhai chiếc lá, thực vật phản ứng với âm thanh đó bằng cách phát ra các hóa chất xua đuổi kẻ săn mồi.
Cây cối cũng biết ra "đòn"
Âm thanh có thể tác động đến cách thực vật nảy mầm và sự biểu hiện một số gen của chúng. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến chúng nhạy cảm với âm thanh trong không khí vẫn là bí ẩn chưa giải đáp.
Con sâu bướm đang ăn lá cây. (Ảnh: Diana Meister/iStockphoto)
Trong nghiên cứu năm 2014, Rex Cocroft, chuyên gia lĩnh vực âm sinh học, sử dụng tia laser và băng ghi âm để ghi lại âm thanh một con sâu bướm đang nhai chiếc lá của cây mù tạt. Cocroft phát bản ghi âm này cho những cây khác cùng chủng loại "lắng nghe" suốt hai giờ, trong không gian yên tĩnh.
Đồng nghiệp của Cocroft là Heidi Appel sau đó đo nồng độ hóa chất có mùi khó chịu do cây trồng tạo ra để ngăn chặn những kẻ ăn thịt, chẳng hạn như chất glucosinolates khiến mù tạt có hương cay nồng. Kết quả cho thấy, những cây "nghe" âm thanh con sâu bướm đang ăn lá cây có nồng độ hợp chất mùi khó chịu cao hơn so với mức trung bình.
"Hệ thống phòng thủ như thế này rất phổ biến. Nó giúp thực vật tránh lãng phí tạo ra những hóa chất phòng vệ cho đến khi chúng thực sự cần thiết", ABC Science dẫn lời Appel.
Nhóm nghiên cứu cũng làm thí nghiệm tương tự với tiếng gió vô hại và âm thanh côn trùng, tuy nhiên các cây tham gia không có phản ứng gì cả.
"Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy một lý do sinh thái để phát hiện sự rung động của thực vật", Appel nói.

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật
Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam
Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
