Cây cực kỳ nguy cấp lần đầu được quan sát thấy nở hoa

Một cây hoa môi Karomia gigas cực hiếm tại Vườn bách thảo Missouri bất ngờ trổ bông, mở ra hy vọng hồi sinh loài từ bờ vực tuyệt chủng.

Trong lúc kiểm tra cây giống tại Vườn bách thảo Missouri ở thành phố St. Louis, bang Missouri, Mỹ, chuyên gia làm vườn Justin Lee vô cùng kinh ngạc khi phát hiện một mẫu vật Karomia gigas nở hoa bên trong nhà kính. Loài thực vật thuộc họ Hoa môi hay Bạc hà có nguồn gốc từ châu Phi này hiện cực kỳ nguy cấp khi chỉ còn vài chục cây tồn tại trong môi trường tự nhiên ở Tanzania.

Cây cực kỳ nguy cấp lần đầu được quan sát thấy nở hoa
Cây Karomia gigas nở hoa trong Vườn bách thảo Missouri. (Ảnh: Cassidy Moody).

Hình ảnh được vườn bách thảo chia sẻ gần đây cho thấy bông hoa chỉ dài hơn 2,5 cm với cánh màu tím nhạt và rủ xuống, trong khi phần nhụy màu trắng mang phấn hoa thò hẳn ra ngoài. "Nó trông khá kỳ cục đối với một bông hoa bạc hà. Họ Bạc hà (Lamiaceae) thường ra hoa dạng ống", Lee nhấn mạnh.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học bắt gặp một mẫu vật Karomia gigas nở hoa. Nguyên nhân không chỉ do hiếm, mà loài cây thân gỗ này còn mọc rất cao trong tự nhiên. Nó có thể vươn cao tới 24 m và cành chỉ xuất hiện ở độ cao trên 10m, làm cho hoa rất khó phát hiện. Bông hoa trong Vườn bách thảo Missouri cũng chỉ tồn tại được 24 giờ trước khi héo.

Cây cực kỳ nguy cấp lần đầu được quan sát thấy nở hoa
Cây Karomia gigas có thể vươn cao tới 24m trong tự nhiên. (Ảnh: Global Trees).

Hành vi thụ phấn của Karomia gigas đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Một số ý kiến cho rằng nó có khả năng tự thụ phấn, nhưng theo một số khác, nó vẫn cần đến sự trợ giúp của côn trùng.

Các chuyên gia tại Vườn bách thảo Missouri hy vọng sẽ có thêm nhiều cây Karomia gigas ra hoa trong những tuần tới. Khi đó, chúng có thể được thụ phấn chéo để cho cơ hội sinh sản cao hơn.

Lamiaceae là một họ thực vật có hoa lớn với hơn 7.000 loài đã được mô tả cho đến nay, bao gồm cả cây bụi, cây thân gỗ và cây leo. Trong đó, Karomia gigas là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở châu Phi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất chấp nguy hiểm, người Iraq liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Bất chấp nguy hiểm, người Iraq liều mạng để săn nấm trên sa mạc

Bất chấp bom, mìn chưa nổ và hiểm nguy từ sói dữ, nhiều người Iraq vẫn lao ra sa mạc Samawa để đào nấm truffle.

Đăng ngày: 19/05/2021
Tìm ra loài từng biến đổi Trái đất hơn 1 tỉ năm trước, sống khỏe trên cây ngải cứu

Tìm ra loài từng biến đổi Trái đất hơn 1 tỉ năm trước, sống khỏe trên cây ngải cứu

Các nhà sinh vật học từ Mỹ, Canada, Panama và Đài Loan (Trung Quốc) đã phân lập được một loài mới giúp lấp đầy khoảng trống tiến hóa của dòng dõi sinh vật từng biến đổi Trái Đất thành hành tinh giàu oxy.

Đăng ngày: 18/05/2021
Dave Evans Bicentennial - Cái cây đáng sợ nhất Australia

Dave Evans Bicentennial - Cái cây đáng sợ nhất Australia

Hàng nghìn người đổ xô đến leo lên những chiếc chốt cắm thô sơ của cây bạch đàn cổ thụ. Ai không may ngã có thể mất mạng.

Đăng ngày: 17/05/2021
Tìm hiểu về loại bọ cánh cứng phá hoại mùa màng ở Việt Nam

Tìm hiểu về loại bọ cánh cứng phá hoại mùa màng ở Việt Nam

Bọ cánh cứng " hoành hành" ở Việt Nam là loại gì? Cách phòng chống ra sao?

Đăng ngày: 14/05/2021
Có 3 loại gia vị đắt và hiếm nhất thế giới, Việt Nam đã trồng thành công cả 3

Có 3 loại gia vị đắt và hiếm nhất thế giới, Việt Nam đã trồng thành công cả 3

Mức giá để mua 1kg các loại gia vị này đắt đến khó tin, nhưng quá trình làm ra chúng khiến ai cũng gật gù.

Đăng ngày: 13/05/2021
Bọ ăn lưỡi ẩn náu trong miệng cá thợ mộc

Bọ ăn lưỡi ẩn náu trong miệng cá thợ mộc

Don Marx, sinh viên sinh học hải dương đến từ from Cape Town bắt được con cá thợ mộc có bọ ăn lưỡi ký sinh trong miệng khi đi câu gần mũi Cape Agulhas.

Đăng ngày: 13/05/2021
Mỹ thả muỗi biến đổi gene để làm gì?

Mỹ thả muỗi biến đổi gene để làm gì?

Công ty công nghệ sinh học Oxitec đã thả muỗi biến đổi gene của mình ở Florida Keys, với mục tiêu ngăn chặn các quần thể muỗi mang mầm bệnh hoang dã trong khu vực.

Đăng ngày: 13/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News