Cây đào được trồng từ khi nào?
Loại trái cây thơm ngon, có giá trị kinh tế này đã được loài người thuần hóa từ cây hoang dã thành cây trồng ít nhất là 7.500 năm trước.
Quả đào - (Ảnh: afamily)
Đó là khẳng định về cây đào của giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada), được công bố trên tạp chí PLoS ONE.
Báo SunNews dẫn lời giáo sư Gary Crawford cho biết, trước đây chưa rõ nguồn gốc cây đào. Qua nghiên cứu bằng carbon phóng xạ với các vết tích cổ đại ở thung lũng sông Dương Tử Hạ (Trung Quốc) cho thấy, cây đào được tách từ tổ tiên hoang dã để trở thành cây trồng thuần chủng ít nhất là 7.500 trước.
Con người đã phải mất đến 3.000 năm để tạo được giống cây đào thuần chủng như ngày nay. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 6 địa điểm ở Trung Quốc và thấy rằng ban đầu, trái đào có ruột mỏng, kích cỡ nhỏ, qua sự cải tạo của bàn tay con người mới có được những quả to, ngon như ngày nay.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại
Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.
