Cấy gene người vào chuột
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên chuyển ghép thành công nhiễm sắc thể người vào chuột, tạo nên một bước đột phá có thể mở ra hướng mới trong việc điều trị bệnh Down và các chứng rối loạn khác.
Những con chuột biến đổi gene mang một bộ copy nhiễm sắc thể người 21. Đó là cặp nhỏ nhất trong số 23 cặp nhiễm sắc thể người gồm khoảng 225 gene.
Thành tựu này đánh dấu 13 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Sức khoẻ y tế quốc gia ở London và Viện thần kinh học. "Chúng tôi rất lạc quan rằng việc cấy ghép thành công có thể giúp chúng ta nhìn sâu vào những vấn đề mà bệnh nhân Down gặp phải", Victor Tybulewicz, người đứng đầu nghiên cứu, nói.
Hội chứng Down ảnh hưởng tới 1/800 ca sinh nở, gây ra sự chậm chễ trong việc phát triển thể chất và thần kinh. Những người bị bệnh này cũng gặp vấn đề về tim, thính giác và có nguy cơ cao mắc bệnh máu trắng và Alzheimer.
Tiến sĩ Elizabeth Fisher tại Viện thần kinh học cho rằng công nghệ mới sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những gene gây ra các triệu chứng của Down và khả năng mắc các căn bệnh khác.
Nhiễm sắc thể người được hoà lẫn với tế bào gốc mới phát triển của chuột cùng một hoá chất giúp chúng dễ hoà tan với nhau. Thế bào gốc mang nhiễm sắc thể 21 sau đó được tiêm vào phôi chuột và cấy vào chuột mẹ. Kết quả cho ra một con chuột có nhiễm sắc thể người. Mặc dù con chuột trông bình thường, chúng phát triển những đặc điểm khác nhau liên quan đến bệnh Down.
Hiệp hội Hội chứng Down ở Anh hoan nghênh nghiên cứu này và cho rằng nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của những người mắc bệnh. "Bất cứ nghiên cứu nào giúp hiểu vì sao những người bị Down dễ bị mắc các bệnh khác hơn đều vô cùng quan trọng, mặc dù phải thừa nhận rằng nó chưa mang tới một phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh Down".
M.T. (theo Reuters)

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
