Cấy ghép đầu nhờ robot và AI: Quá hấp dẫn và cũng quá nguy hiểm!

Theo mô tả của BrainBridge, với công nghệ robot mới nhất và trí tuệ nhân tạo (AI), đầu người bệnh sẽ được cắt rời và ghép vào cơ thể hiến khỏe mạnh.

Đầu tuần này, công ty khởi nghiệp về khoa học thần kinh và kỹ thuật y sinh BrainBridge (Mỹ) tiết lộ ý tưởng về hệ thống ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ robot mới nhất, để cắt rời đầu người theo đúng nghĩa đen và đặt vào một cơ thể mới.

Cấy ghép đầu với sự hướng dẫn của AI

Dự án đầy tham vọng này nhằm mang đến cơ hội sống mới cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y, bệnh thoái hóa thần kinh và liệt, bằng cách chuyển đầu của họ sang cơ thể hiến tặng khỏe mạnh.

Theo đó, BrainBridge sẽ phát triển một hệ thống robot hoàn toàn tự động có khả năng thực hiện quy trình cấy ghép đầu phức tạp trong vòng 8 năm tới.

Về cơ bản, quy trình này nghĩa là thay thế cơ thể bị bệnh hoặc bị tổn thương bằng cơ thể khỏe mạnh.

Quá trình cấy ghép, được minh họa trong một video phát hành gần đây, bao gồm một hệ thống robot tinh vi có thể đồng thời cắt rời đầu của cả người cho và người nhận, sau đó chuyển đầu của người nhận vào cơ thể của người hiến một cách trơn tru, liền mạch.

Cấy ghép đầu nhờ robot và AI: Quá hấp dẫn và cũng quá nguy hiểm!
Hình ảnh mô phỏng quá trình cấy ghép đầu do BrainBridge công bố.

Quy trình này sẽ được hướng dẫn bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và hình ảnh cấp độ phân tử thời gian thực, đảm bảo kết nối lại chính xác tủy sống, dây thần kinh và mạch máu.

Một trong những thách thức lớn nhất là làm sao để sửa chữa hoàn toàn tổn thương thần kinh và tủy sống. BrainBridge thừa nhận trở ngại này và đang tích cực tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau để hợp tác nhằm tìm ra giải pháp.

Trong ngắn hạn, BrainBridge dự đoán những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của họ sẽ dẫn đến những đột phá trong kỹ thuật tái tạo tủy sống và cấy ghép toàn bộ cơ thể.

Về lâu dài, công ty đặt mục tiêu cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe, khám phá những chân trời mới trong khoa học y tế và mở rộng sang các lĩnh vực mà trước đây được xem là không thể tưởng tượng được.

Nhiều hy vọng, nhưng cũng nhiều lo âu

Khái niệm cấy ghép đầu đã thu hút trí tưởng tượng của các nhà khoa học và công chúng trong nhiều thế kỷ, với những nỗ lực ban đầu có từ đầu thế kỷ 20. Năm 1908, ca ghép đầu đầu tiên được ghi nhận đã được thực hiện trên một con chó, mặc dù không thành công.

Trong những năm 1950, tiến sĩ Vladimir Demikhov đã tiến hành các thí nghiệm liên quan đến việc ghép đầu sống lên những con chó khác, tạo ra những chú chó hai đầu. Mặc dù về mặt kỹ thuật không được coi là cấy ghép toàn bộ đầu, những thí nghiệm này đã vượt qua ranh giới của những gì được coi là khả thi trong các quy trình phẫu thuật.

Vào những năm 1970, tiến sĩ Robert White đã đạt được một cột mốc quan trọng khi thực hiện ghép đầu cho một con khỉ rhesus. Con khỉ sống sót sau 8 ngày và vẫn giữ được các chức năng cảm giác nhưng không thể di chuyển cơ thể mới do không thể kết nối lại tủy sống.

Gần đây nhất, bác sĩ giải phẫu thần kinh Sergio Canavero tuyên bố đã thực hiện thành công ca ghép đầu người, mặc dù cả người cho và người nhận đều đã qua đời. Tuyên bố này đã làm dấy lên cuộc tranh luận và đặt ra câu hỏi về ý nghĩa đạo đức của các quy trình kiểu này.

Biện pháp cấy ghép đầu người của BrainBridge cũng vậy, dù là mục đích tốt nhưng liệu chúng ta có nên làm thế?

Đối với băn khoăn này, BrainBridge nhấn mạnh cách tiếp cận của họ có nguồn gốc từ những nghiên cứu khoa học nghiêm ngặt và tôn trọng tuyệt đối các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất.

Công ty cam kết tham gia đối thoại cởi mở với cộng đồng khoa học, các nhà hoạch định chính sách và công chúng để giải quyết những vấn đề quan trọng này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
WHO cho biết: Tuổi thọ toàn cầu giảm mạnh, thụt lùi về mức của năm 2012

WHO cho biết: Tuổi thọ toàn cầu giảm mạnh, thụt lùi về mức của năm 2012

(NLĐO) - Báo cáo Thống kê Y tế thế giới 2024 đưa ra những con số đáng ngại về tuổi thọ và mô hình bệnh tật nhưng có một tin tốt cho khu vực có Việt Nam.

Đăng ngày: 27/05/2024
Điều gì xảy ra bên trong não người mộng du?

Điều gì xảy ra bên trong não người mộng du?

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học thần kinh Hà Lan đã thực hiện bước đầu tiên trong việc khám phá một câu hỏi khá phức tạp: Điều gì đang xảy ra bên trong não của một người mộng du?

Đăng ngày: 26/05/2024
Ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày là phù hợp?

Ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày là phù hợp?

Nhiều người cho rằng ăn nhiều cơm có nguy cơ mắc tiểu đường do nhiều carbohydrate. Vậy nên ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày là phù hợp?

Đăng ngày: 24/05/2024
Loại lá là

Loại lá là "dược liệu vàng" giúp hạ đường huyết, thanh lọc thận, đào thải axit uric, ngừa cả bệnh tim

Loại lá này được sử dụng nhằm kiểm soát đường huyết, ngừa bệnh gút, bệnh tim mạch và giữ cho thận khoẻ.

Đăng ngày: 24/05/2024
Ác mộng dữ dội có thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm

Ác mộng dữ dội có thể báo hiệu những bệnh nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy những cơn ác mộng rất dữ dội và đôi khi ám ảnh kể cả sau khi đã tỉnh giấc có thể báo hiệu sự khởi phát của những căn bệnh mãn tính.

Đăng ngày: 23/05/2024
“Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải” có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu

“Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải” có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu

Theo nghiên cứu, việc ăn nhiều loại hạt, trái cây và tiêu thụ ít đồ uống có đường - còn gọi là “chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải” - có thể giúp người cao tuổi bớt lo lắng và căng thẳng hơn.

Đăng ngày: 23/05/2024
Tiềm ẩn các chất gây ô nhiễm trong phòng tập gym

Tiềm ẩn các chất gây ô nhiễm trong phòng tập gym

Ngoài ô nhiễm từ thiết bị tập, hệ thống thông gió của phòng tập gym có thể vô tình hút các chất ô nhiễm từ các nguồn bên ngoài, theo các nhà nghiên cứu.

Đăng ngày: 23/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News