Cây hình "của quý" ở Campuchia nguy cơ tuyệt chủng vì bị... phụ nữ hái
Chính quyền Campuchia mới đây phải lên tiếng yêu cầu người dân ngừng hái một loại cây nắp ấm quý hiếm, có hình dáng như "của quý".
Một phụ nữ Campuchia tìm cây nắp ấm hình dạng độc đáo để "sống ảo" - (Ảnh: KHMER TIMES).
Theo báo Khmer Times của Campuchia, Bộ Môi trường nước này vừa cho đăng lên mạng xã hội bức ảnh chụp 3 người phụ nữ giật lấy cây nắp ấm "của quý" và cố tình tạo dáng khêu gợi. Trong bài đăng, Bộ Môi trường Campuchia đề nghị người dân "để yên" cho loài cây quý hiếm này.
Cây có tên khoa học Nepenthes holdenii, được phát hiện ở vùng núi Cardamom, tây nam Campuchia. Về bản chất, đây là một loài cây ăn thịt với chiếc "bẫy" thông minh để bắt một số loài côn trùng.
Nhiếp ảnh gia người Anh Jeremy Holden là người đầu tiên khám phá chúng nên tên của ông được lấy đặt cho cây.
Bình luận về bài đăng của Bộ Môi trường Campuchia, ông Holden cho rằng loài cây đang bị xâm hại trong ảnh là Nepenthes bokorensis - một họ hàng gần với Nepenthes holdenii.
Những loài cây nắp ấm có bề ngoài độc đáo ở Campuchia - (Ảnh: CAMBODIA EXPATS ONLINE)
Theo báo Phnom Penh Post, hiện Campuchia là nơi sinh sống của nhiều cây nắp ấm quý hiếm, đặc hữu.
Thời gian gần đây, những cuộc "săn lùng" cây độc đáo như Nepenthes holdenii, Nepenthes bokorensis có xu hướng "bùng nổ" sau giai đoạn giãn cách vì COVID-19. Nhiều người bất chấp gian truân, rong ruổi trên các vùng đồi núi cao Campuchia, tìm cho bằng được Nepenthes holdenii để "sống ảo".
Nhiều du khách bứng cả gốc rễ của các loài nắp ấm mang về trồng, trong khi không ít người dân địa phương nhổ cây đem bán.
Theo chính quyền Campuchia, Nepenthes holdenii hiện được xếp vào nhóm quý hiếm và cần được bảo vệ khẩn cấp.
Vào tháng 7-2021, các quan chức cấp cao của Bộ Môi trường nước này cũng đã yêu cầu khách du lịch không hái những loài cây nắp ấm ăn thịt đặc trưng của Campuchia. Họ cảnh báo loài sinh vật quý giá này có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nếu những cuộc "săn lùng" không chấm dứt.

Phát hiện đột phá về cơ chế muỗi chọn "nạn nhân" để hút máu
Phát hiện mới về hoạt động não của muỗi giúp loài vật này có thể phân biệt người và thú vật để hút máu có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm ra các biện pháp chống lại các bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết người do muỗi gây ra.

Bạn có biết: Dưới da mặt bạn, hàng trăm con bọ "siêu nhỏ" ung dung sống?
Có tới hàng trăm con Demodex, hay còn gọi là bọ lông mi, sống ở những vùng khác nhau trên mặt người. Ban ngày chúng trốn kỹ, ban đêm mới trườn ra bề mặt da người để giao phối và đẻ trứng...

Sự thật về "cây thần Tây Tạng 400 năm nở hoa 1 lần"
Các nhà khoa học về thực vật đã chỉ ra điểm bất hợp lí trong các bài đăng liên quan đến loài cây khổng lồ ở Himalaya.

Loại cây mọc dại ở Việt Nam, tuy có độc nhưng dân Trung Quốc vẫn mua ăn với giá trên trời
Hoa quả nhập khẩu như cherry thường chỉ có giá 400.000 - 700.000 VNĐ/kg, vậy mà có một loại cây mọc đầy ở nông thôn Việt Nam đang được bán giá trên trời làm rau ăn tại Trung Quốc.

Cận cảnh cây đu đủ cao gần bằng tòa nhà 5 tầng lập kỷ lục thế giới
Cây đu đủ cao bằng tòa nhà 5 tầng lập kỷ lục thế giới khiến nhiều người choáng váng.

Nếu bạn thả một con kiến rơi từ tầng 63 xuống đất, liệu nó có chết không?
Câu trả lời phụ thuộc vào vận tốc cuối của cú rơi tự do.
