Cây na, vị thuốc hay

Cây na, vị thuốc hay

Quả na (Ảnh: plantatlas)

Na có tên khác là mãng cầu (Annona squamosa), phan lệ chi, mác kiếp. Na có mùi vị thơm ngon đặc biệt, nhất là na dai.

Lá na giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưng vú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh. Lá na (10-20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống. Dùng 5-7 ngày.

Rễ na cũng chữa sốt rét. Khi dùng, lấy 50g rễ na sắc uống với 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng.

Quả na ương (chín nửa chừng) thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống chữa kiết lỵ. Quả na chín chứa 14,5% đường glucose, 1,7% saccharose, protid nên được dùng với tác dụng bổ dưỡng.

Quả na đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, tự khô xác có mầu nâu đỏ tím được gọi là quả na điếc hay sa lê, là một vị thuốc được dùng theo kinh nghiệm dân gian:

- Chữa ho, viêm họng: Quả na điếc (50g), nhân hạt gấc (20g), sinh địa (50g), rễ xạ can (30g), cam thảo dây (25g), lá bạc hà (50g), lá chanh (25g), lá táo (25g). Tất cả phơi khô (riêng quả na điếc đốt tồn tính), giã nhỏ, tán bột, rồi trộn với 150g

Cây na, vị thuốc hay

Hạt na (Ảnh: semencesdupuy)

đường đã nấu thành sirô để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn: ngày uống 6-8 viên, chia làm hai lần; trẻ em: 3-6 viên. Dùng 3-5 ngày.

- Chữa sốt rét: Quả na điếc (40g), giun khoang cổ (80g), phèn phi (20g). Quả na điếc đập vỡ vụn, tẩm rượu, sao vàng. Giun lộn trái, rửa sạch, tẩy bằng rượu, phơi khô, sao vàng. Hai thứ trộn với phèn phi, tán bột mịn và luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn: Ngày uống hai lần, mỗi lần 10 viên.

- Chữa nhọt ở vú: Quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, rồi hòa với giấm, bôi nhiêu lần trong ngày.

- Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Quả na điếc (20g, đốt tồn tính), cỏ lào (ngọn non, 50g), gạo tẻ (30g, rang thật vàng). Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm ba lần trong ngày.

Hạt na giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng. Dùng dung dịch rượu hạt na chấm vào chân tóc, giữ 15 phút, rồi gội đầu để trừ chấy. Không để dung dịch hạt na bắn vào mắt, có thể gây hỏng mắt. Nước sắc hạt na cũng diệt được chấy.

Chú ý: Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt tác dụng với môi trường nên không gây độc.

Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News