Cây olive cổ thụ 2.500 năm tuổi bị thiệu rụi trong đám cháy rừng kinh hoàng
Apostolis Panagiotou, cư dân ở đảo Evia hôm 8/8 chia sẻ ảnh chụp cây olive cổ thụ trước và sau đám cháy dữ dội.
Cây olive hàng nghìn năm tuổi vẫn cho quả lớn đến mức cần 10 người mới ôm hết gốc cây. Cây cổ thụ này nằm trong rừng olive ở Rovia, lưu giữ chữ viết của Strabo, nhà địa lý, triết học và sử gia nổi tiếng người Hy Lạp sống cách đây 2.000 năm. Nhưng những bức ảnh chụp sau khi đám cháy quét qua rừng cây ở phía bắc hòn đảo cho thấy cây olive chỉ còn trơ gốc, chỉ còn vài mảnh của thân cây còn sót lại.
Phần gốc còn sót lại của cây olive. (Ảnh: Apostolis Panagiotou).
Những đám cháy tiếp tục lan khắp nhiều nơi trên đảo Evia, hòn đảo lớn thứ hai của Hy Lạp ở phía đông bắc Athens, bốc cháy suốt 6 ngày qua. Hai đám cháy lớn đã tàn phá hàng nghìn hecta rừng nguyên thủy cũng như "nuốt chửng" vài ngôi làng. Cháy rừng buộc nhiều người dân địa phương phải rời bỏ nhà cửa. Lực lượng tuần duyên đã sơ tán một số khu vực trên đảo, đưa hơn 2.000 người đi nơi khác. Lính cứu hỏa đang nỗ lực ngăn đám cháy ở vùng vịnh nhưng nhà chức trách địa phương cho biết cần thêm lực lượng hỗ trợ.
"Lần lượt từng ngôi làng của chúng tôi hóa thành tro bụi. Hết khu vực này tới khu vực khác bị phá hủy hoàn toàn. Chúng tôi sẽ cố gắng trong nhiều thập kỷ tới để đưa vùng phía bắc Evia trở lại như cũ", Giannis Kontzias, thị trưởng khu tự trị Istiaia–Aidipsos, chia sẻ.
Cây olive với cành lá sum sê trước đám cháy. (Ảnh: Apostolis Panagiotou).
Các đám cháy ở Evia xuất hiện giữa đợt nắng nóng nghiêm trọng nhất ở Hy Lạp trong ba thập kỷ qua với nhiệt độ ở một số địa phương lên tới 45 độ C, tạo điều kiện hoàn hảo cho đám cháy lan rộng. Vài đám cháy bùng lên trong nước chỉ trong thời gian ngắn, bao gồm đám cháy ở ngoại ô Athens.

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết
Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?
