Cây táo cổ thụ tán rộng bằng 10 sân bóng
Cây táo ở thành phố Krolevets thuộc tỉnh Sumy, Ukraina, có có tuổi thọ 220 năm, trải rộng trên diện tích 40.400m2, bằng 10 sân bóng đá tiêu chuẩn.
Cây táo có chiều rộng bằng 10 sân bóng
Cây táo ở Krolevets có hàng chục thân bám sâu vào lòng đất, khiến nó dường như trở nên bất tử. Cây táo cổ thụ này phát triển một chiến thuật sinh tồn đặc biệt để sống sót trong nhiều thế kỷ. Từ một cây táo bình thường, trải qua thời gian dài, những cành cây bị võng xuống sát mặt đất và bắt đầu bén rễ. (Ảnh: Stejka).
Mỗi khi một thân cây chết, các cành lập tức sà xuống và bắt rễ. Năm 1970, cây táo chỉ có 9 thân cây, nhưng số lượng đã tăng gấp đôi vào năm 2008. (Ảnh: Kolokray).
Ngày nay, cây táo có vài thân chính và nhiều cành nhỏ bén rễ mọc ra từ mỗi thân. Nó nở hoa hàng năm khi đến mùa, nhưng những bông hoa màu hồng chỉ xuất hiện ở phân nửa cây. Những quả táo mà người dân trong vùng gọi là Lozovka có kích thước trung bình, vị ngọt và chua nhẹ. (Ảnh: Sergey Starostenko).
Theo truyền thuyết địa phương, người trồng cây táo là hoàng tử Peter Sergeev xuất thân trong gia đình hoàng tộc Meshchersky. Khi Sergeev mất, cây táo khóc thương chủ và những cành cây chạm xuống đất. Hoàng tử được chôn dưới gốc táo vào năm 1848 và bia đá trên ngôi mộ vẫn tồn tại đến ngày nay. Một phiên bản khác kể rằng hoàng tử trồng cây táo trên mộ người vợ trẻ mất sớm. (Ảnh: Kolokray).
Một số nhà khoa học đã nghiên cứu chi tiết cây táo, nhưng mọi nỗ lực mô phỏng cơ chế sinh tồn của nó đều thất bại. (Ảnh: Sergey Starostenko).
Hội đồng tỉnh Sumy công nhận cây táo là di tích địa phương năm 1997 và nâng cấp thành di tích quốc gia năm 1998. (Ảnh: Sergey Starostenko).

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật
Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
