Cây táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang

Theo Frontiers in Plant Science, Robert Spengler, nhà khảo cổ học của Viện Max Planck ở Jena, Đức, đã kết hợp các phát hiện khảo cổ học với dữ liệu lịch sử, cổ sinh vật học và di truyền để thu được bức tranh lịch sử hoàn chỉnh về sự hình thành cây táo thuần hóa, một trong những loài cây quen thuộc nhất của loài người, bắt đầu từ thế Miocene.

Dữ liệu hóa thạch và di truyền cho thấy những trái táo lớn đã phát triển vài triệu năm trước khi con người bắt đầu biết trồng trọt. Sau khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng, quần thể cây táo dại đã bị cô lập do sự tuyệt chủng của một tỷ lệ lớn của loài vật megafauna cho đến khi con người bắt đầu trồng chúng.


Trong nhiều thiên niên kỷ, nhân loại đã hỗ trợ phát triển cho quần thể loài táo dại.

Các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy con người bắt đầu hái lượm táo dại trên khắp vùng lãnh thổ châu Âu và Tây Á hơn 10.000 năm trước. Rõ ràng là trong nhiều thiên niên kỷ, nhân loại đã hỗ trợ phát triển cho quần thể loài táo dại. Tuy nhiên, đến nay, quá trình thuần hóa cho những cây này vẫn chưa rõ ràng.

Quê hương của loài táo được thuần hóa là lãnh thổ của Kazakhstan và Kyrgyzstan hiện đại. Các di tích khảo cổ của cây và quả, hạt táo được bảo quản đã được tìm thấy trên các đoạn đường trên khắp Âu Á.

Các nghiên cứu di truyền cho thấy táo hiện đại là giống lai của ít nhất 4 quần thể táo hoang dã từ các vùng khác nhau của lục địa Á-Âu. Công việc lai tạo còn lại của cây táo được thực hiện bởi ong và những loài thụ phấn khác. Có lẽ, các giống lai có quả lớn đã thu hút sự chú ý của những người nhân giống chúng bằng cách ghép và trồng các cành giâm.

Như vậy, những quả táo mà chúng ta thưởng thức ngày nay không phải xuất hiện trong quá trình nhân giống, mà là do sự lai tạo tự nhiên và phát triển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News