Cây thùa 57 năm mới nở hoa rồi chết
Đài hoa nhú lên và vươn cao 3 mét trong một tháng, khiến vườn bách thảo ở Anh phải lên kế hoạch dỡ nóc nhà kính để nó mọc tiếp.
Đài hoa sắp cao tới trần nhà kính của cây thùa. (Ảnh: BBC).
Đài hoa xuất hiện cách đây một tháng ở vườn bách thảo của Đại học Cambridge và hiện giờ cao ba mét. Các nhân viên ở vườn chăm sóc cây thùa từ năm 1962 nhưng trước khi nó nở hoa, họ không thể biết chính xác nó thuộc loài nào. Họ suy đoán cây này có thể là loài Agave heteracantha.
Những chuyên gia của vườn bách thảo đều vui mừng khi đài hoa bắt đầu vươn cao, dấu hiệu cho biết cây chuẩn bị nở hoa. Dù không biết nó sẽ mọc cao bao nhiêu, họ đang lên kế hoạch dỡ nóc nhà kính để cây mọc tiếp. Cây thùa là cây chỉ ra quả một lần, có nghĩa sau khi nở hoa và bung hạt, cây sẽ chết.
Cây thùa là thành viên trong họ Măng tây. Sau khi chết, đôi khi cây sẽ để lại mầm mới ở gốc. Vườn bách thảo dự đoán cây sẽ nở hoa sau khoảng một tháng nữa. "Chúng tôi vô cùng mừng rỡ. Cây thùa nằm im lìm ở đó và đột nhiên nó lại nở hoa", Sally Petitt, trưởng ban làm vườn, chia sẻ.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
