Chàng trai "trúng số độc đắc" khi bắt được vật lạ vừa giống rùa vừa giống cá sấu

Trong lúc đi dạo quanh bãi đá gần bờ biển của đảo Thương Xuyên, Quảng Đông, anh Mã tình cờ phát hiện ra ở đây có rất nhiều vật thể kỳ lạ. Ban đầu, anh Mã tưởng đó là những con hà bám trên đá nhưng khi đến gần anh nhận thấy vẻ ngoài của chúng rất khác biệt.

Phần thân có màu đen được phủ bởi lớp gai nhỏ. Phần trên là những chiếc móng nhỏ có màu xanh lá. Bề ngoài của vật thể lạ trông vừa giống với một bàn chân thu nhỏ của một con cá sấu lại vừa giống chân của rùa. Nếu không nhìn kỹ, nhiều người dễ lầm tưởng rằng trong kẽ đá có con rùa đang bị mắc kẹt.


Vật thể lạ mà anh Mã tìm thấy trông rất giống một cái chân rùa thu nhỏ. (Ảnh: Kknews).

Anh Mã thấy vậy liền cậy một ít rồi đem vào làng ngư dân gần đó để hỏi thăm về lai lịch của chúng. Bất ngờ là, vừa nhìn thấy đám sinh vật lạ trên tay chàng trai, ai ai cũng hồ hởi chạy ra chúc mừng anh trúng số độc đắc rồi. Anh Mã chưa hiểu đầu đuôi sự việc liền ngơ ngác nhìn mọi người.

Cuối cùng, một bác ngư dân đã giúp anh chàng giải đáp thắc mắc. Theo lời chia sẻ của bác ngư dân, thứ mà anh Mã tìm thấy là ốc chân rùa. 

Đây là loại ốc biển rất nổi tiếng của đảo Thương Xuyên. Ông cũng không biết chúng có từ bao giờ, ngư dân chỉ biết họ tình cờ phát hiện ra chúng thường bám ở các kẽ đá. Hình dáng của ốc chân rùa xấu xí nhưng thịt của chúng ăn rất ngon.

Ốc chân rùa vì sao quý giá?

Ốc chân rùa có giá trị dinh dưỡng rất cao, sản lượng không nhiều, cách thu hoạch khó nên giá thành của chúng rất cao.

Tại chợ Nông sản của đảo Thương Xuyên, có nhiều gian hàng bày bán loại ốc này nhưng giá của một cân đã lên tới hàng triệu đồng. Vì vậy, những người có thu nhập cao mới mua và ăn chúng. Với số ốc mà anh Mã bắt được, nếu đem ra chợ cũng có thể bán được kha khá tiền.


Hóa ra đây là loài ốc chân rùa rất quý hiếm và nổi tiếng trên thế giới. (Ảnh: Kknews).

Sau khi biết sự thật, anh Mã vô cùng vui mừng, anh cảm ơn ông lão rối rít. Về tới nhà, anh tìm thêm thông tin về loài ốc này thì biết được chúng có tên khoa học là Capitulum mitella. Ốc chân rùa còn là món ăn quý hiếm nổi tiếng trên thế giới và không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức chúng.

Bởi vì, ốc chân rùa không thể nuôi mà tự sinh sống và phát triển ngoài biển khơi xa xôi. Chúng rất khó để đánh bắt và công việc thu hoạch ốc chân rùa tương đối nguy hiểm đối với người thợ.

Họ phải đi tàu ra biển rồi lặn xuống tìm những con ốc đang bám chặt trên các tảng đá sắc nhọn. Không chỉ có những tảng đá sắc nhọn có thể xé rách da thịt mà sóng biển lớn cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khiến nhiều nhiều thợ lặn bị thương hoặc thậm chí mất mạng trong quá trình đánh bắt ốc.

Ngoài ra, ốc chân rùa có thời gian bảo quản rất ngắn nên ngư dân thường khai thác khi có đơn đặt hàng. Ốc chân rùa phải được thu hoạch trực tiếp mới đảm bảo hương vị tươi ngon nên những ngư dân phải tìm những tảng đá mà chúng bám rất chặt vào.

Họ cũng phải bóc chúng ra một cách khéo léo, nếu bị rách trực tiếp khi tách ra khỏi đá, ốc chân rùa sẽ chết và không thể tiêu thụ được.


Vì cách đánh bắt ốc chân rùa rất nguy hiểm nên giá thành của chúng lên tới hàng triệu đồng cho một phần ăn nhỏ. (Ảnh: Kknews).

Loại ốc này rất giàu vitamin, Iốt và Canxi rất tốt cho sức khỏe của con người. Cách ăn của chúng cũng rất đơn giản, chỉ cần luộc chín trong nước.

Ở Trung Quốc, giá của ốc chân rùa rất đắt, có nơi còn lên tới hơn 900 NDT (hơn 3 triệu VND) cho một phần nhỏ. Giá của ốc chân rùa khi cao nhất là 200-300 Euro/kg (khoảng hơn 5 triệu đồng tới gần 8 triệu VND/kg). Tại nhà hàng, mỗi đĩa ốc loại này có giá khoảng 100 Euro (tương đương gần 3 triệu VND).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News