Chanh leo khô truyền cảm hứng cho công nghệ dọn rác vũ trụ

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc chế tạo thiết bị lấy cảm hứng từ quả chanh leo khô héo, có thể gắp các vật nhỏ một cách chính xác.

Chanh leo khô truyền cảm hứng cho công nghệ dọn rác vũ trụ
Các giai đoạn chanh leo khô héo. (Ảnh: SCMP).

Một kiểu nếp nhăn mới phát hiện trên bề mặt quả chanh leo khô truyền cảm hứng cho việc phát triển một thiết bị có thể dọn dẹp rác vũ trụ và các vật liệu độc hại, Interesting Engineering hôm 25/10 đưa tin. Fan Xu, Xi-Qiao Feng cùng các đồng nghiệp tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải, trình bày về kiểu nếp nhăn của quả chanh leo trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Computational Science.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia khử nước chanh leo để kiểm tra các kiểu nếp nhăn. Một đồng nghiệp báo cho Xu rằng mình phát hiện một số kiểu mẫu thú vị xuất hiện ở trái cây khô héo. Họ nhận thấy quả chanh leo ban đầu co lại theo dạng hình cầu buckyball, bề mặt của nó được bao phủ bởi các hình lục giác và ngũ giác tương tự quả bóng đá. Một mạng lưới các gờ hình thành và trở nên sâu dần khi quả tiếp tục khô đi.

Chanh leo khô truyền cảm hứng cho công nghệ dọn rác vũ trụ
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thử nghiệm thiết bị lấy cảm hứng từ quả chanh leo bằng cách gắp nhiều loại vật thể. (Ảnh: SCMP)

Lấy cảm hứng từ các gờ, nhóm chuyên gia mô phỏng lại trong phòng thí nghiệm và phát triển một quả bóng silicon mềm. Họ phát hiện, kiểu mẫu của các đường gờ có thể giúp "tóm lấy" những vật nhỏ như viên kim cương, quả việt quất hoặc kẹo hình trái tim, nhờ một đặc tính gọi là chirality (bất đối xứng).

Nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị mới có thể thúc đẩy việc thiết kế một robot dọn dẹp các mảnh rác vũ trụ nhỏ. "Một cánh tay robot trang bị tay gắp hình cầu có thể thu thập những hạt rác vũ trụ nhỏ với độ chính xác cao", Xu nói. Ở Trái đất, nó có thể nhặt các hạt nguy hiểm như chất nổ.

Theo NASA , khoảng nửa triệu mảnh rác nhỏ bằng viên bi và 100 triệu mảnh vỡ khác nhỏ như đầu bút chì đang bay quanh Trái đất. Kể cả những mảnh rác nhỏ nhất, ví dụ hạt sơn từ tên lửa, cũng có thể gây nguy hiểm cho tàu vũ trụ khi va chạm với tốc độ cực cao (khoảng 25.200 km/h) trong quỹ đạo Trái đất thấp. Thực tế, những hạt sơn này từng khiến NASA phải thay thế nhiều cửa sổ của tàu con thoi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiết lộ âm thanh đáng sợ thu được từ lưới từ trường Trái đất

Tiết lộ âm thanh đáng sợ thu được từ lưới từ trường Trái đất

Các nhà khoa học tới từ Đại học Kỹ thuật Đan Mạch đã sử dụng các tín hiệu từ trường do vệ tinh Swarm của Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đo được và chuyển đổi chúng thành âm thanh.

Đăng ngày: 27/10/2022
Ảnh rùng mình từ James Webb: Cách những

Ảnh rùng mình từ James Webb: Cách những "Trái đất" mới sẽ hiện ra quanh chúng ta

Kính viễn vọng không gian James Webb do NASA điều hành chính bên cạnh sự hỗ trợ của ESA và CSA đã tiết lộ hình ảnh chi tiết nhất từ trước đến nay về một vụ va chạm thiên hà cực dữ dội.

Đăng ngày: 27/10/2022
Tiểu hành tinh có đường kính hơn 740m lao về phía Trái đất

Tiểu hành tinh có đường kính hơn 740m lao về phía Trái đất

Một tiểu hành tinh khổng lồ có đường kính khoảng 305 - 740 m sẽ bay gần Trái Đất vào ngày 1/11.

Đăng ngày: 27/10/2022
Tàu NASA chụp Trái đất từ khoảng cách 620.000km

Tàu NASA chụp Trái đất từ khoảng cách 620.000km

NASA hôm 25/10 chia sẻ ảnh chụp Trái Đất của tàu vũ trụ Lucy trên hành trình bay tới những tiểu hành tinh cổ đại.

Đăng ngày: 27/10/2022
Các nhà thiên văn học cảm thấy bối rối vì một ngôi sao khổng lồ bỗng nhiên

Các nhà thiên văn học cảm thấy bối rối vì một ngôi sao khổng lồ bỗng nhiên "mất tích"

Đây là một ngôi sao có kích thước cực kỳ lớn và mới chỉ được phát hiện trong khoảng gần 20 năm, tuy nhiên vào năm 2019, nó đã đột nhiên biến mất mà không để lại dấu vết nào.

Đăng ngày: 26/10/2022
Tàu thăm dò của NASA ghi lại khoảnh khắc Mặt trời nuốt chửng hai sao chổi

Tàu thăm dò của NASA ghi lại khoảnh khắc Mặt trời nuốt chửng hai sao chổi

Thước phim của tàu thăm dò SOHO của NASA ghi lại " cái chết" của hai sao chổi bay gần Mặt trời vào ngày 22 10.

Đăng ngày: 26/10/2022
Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ

Sự sống ngoài hành tinh: Tin xấu từ "Trái đất màu đỏ"

Quanh loại sao mát mẻ và phổ biến nhất thiên hà chứa Trái đất, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hành tinh cùng loại, cùng cỡ với địa cầu.

Đăng ngày: 25/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News