Chất nhờn trên da ếch có khả năng điều trị dịch cúm

Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.

Một phân tử lấy từ da của loài ếch đầy màu sắc từ Ấn Độ có thể tiêu diệt một số chủng cúm và đem đến kỳ vọng cho một phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn.

Phân tử này được đặt tên theo một thanh kiếm Ấn Độ

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Immunity, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã thu thập được chất nhờn tiết ra trên da của loại ếch Ấn Độ có tên Hydrophylax bahuvistara. Chú ếch này được thả về tự nhiên ngay sau đó.

Kế đến, họ tách các phân tử biệt lập khỏi chất dịch nhờn thu được và thử nghiệm lần lượt trên tế bào máu của con người. Cuối cùng, họ phát hiện được một chất gọi là urumin, có khả năng tiêu diệt các virus cúm trong khi không làm tổn thương các tế bào trong cơ thể.

Chất nhờn trên da ếch có khả năng điều trị dịch cúm
Loại ếch thuộc phía Nam Ấn Độ: Hydrophylax bahuvistara.

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm chích ngừa chuột bằng urumin và nhận thấy rằng nó đã bảo vệ chúng khỏi nguy cơ tử vong của virut cúm H1, cùng một chủng gây ra đại dịch cúm năm 2009.

"Chúng tôi vẫn chưa hoàn thiện vắc xin từ loại chất nhờn trên da ếch. Nhưng đây là bước đầu tiên hướng tới phương pháp mới để chống lại vi rút cúm mà không sử dụng kháng sinh truyền thống" - một nhà nghiên cứu trong nhóm chia sẻ.

Cụ thể, chất nhờn chiết xuất từ da ếch có chứa peptit - là các chuỗi amino axit có kích thước cực nhỏ. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã sàng lọc 32 loại peptit của ếch thử nghiệm đối kháng với các chủng cúm khác nhau, và phát hiện ra rằng bốn trong số chúng có thể chống lại virus này.

Nhưng khi các nhà nghiên cứu đưa các chất peptit vào trong một cái đĩa với các tế bào máu của con người, ba trong số chúng giết chết các tế bào máu bằng cách phá hủy màng tế bào của chúng. Và như thế chúng cũng không thể đưa vào ứng dụng thực tế.

Chất nhờn trên da ếch có khả năng điều trị dịch cúm
Urumin có trong chất nhờn của da ếch mang đến hy vọng mới cho việc chữa trị dịch cúm.

Peptit thứ 4, Urumin, được đặt tên theo một loại kiếm của Ấn Độ, có nguồn gốc từ Kerala cũng là nơi tìm thấy giống ếch kể trên là hy vọng cuối cùng. Và như mong đợi, urumin đã chứng minh khả năng an toàn và giết chết virus cúm.

Quan sát qua kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng urumin đã phá huỷ hoàn toàn virus cúm bằng cách kết hợp với một loại protein có trong nhiều chủng cúm. Điều này làm cho nó hoạt động linh động hơn với nhiều loại cúm và không gây hại cho con người; tuy nhiên nó không có tác dụng với một dòng hiện đại gọi là H3N2.

Dù thế nào, urumin cũng vô cùng hứa hẹn khi các loại thuốc hiện tại không còn hiệu quả. Chúng ta cùng chờ mong vắc xin cúm này hoàn thiện và sớm đi vào sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Bệnh hiếm gặp: Đầu có “tổ ong” vì chơi với chó mèo

Bệnh hiếm gặp: Đầu có “tổ ong” vì chơi với chó mèo

Thông tin từ bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận hai bệnh nhi với tổn thương vùng đầu, bề mặt tổn thương gồ ghề, có nhiều vảy, nếu cạy vảy sẽ tạo thành vết thương lỗ chỗ như tổ ong.

Đăng ngày: 28/04/2017
Lần đầu tiên, nghiên cứu khoa học phát hiện giả dược chữa... thất tình

Lần đầu tiên, nghiên cứu khoa học phát hiện giả dược chữa... thất tình

Chỉ cần tin rằng, bạn đang làm một điều gì đó để giúp mình vượt qua nỗi đau chia tay người yêu cũ cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng não kết hợp với sự điều tiết cảm xúc và làm giảm nhận thức về sự đau đớn.

Đăng ngày: 28/04/2017
Sữa mẹ có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư

Sữa mẹ có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng các chỉ dấu protein có trong sữa mẹ có thể giúp phát hiện ung thư vú trong giai đoạn sớm và thậm chí dự đoán được người đó có nguy cơ mắc bệnh gây chết người hay không.

Đăng ngày: 28/04/2017
Ăn chuối dấm bằng hương có độc không?

Ăn chuối dấm bằng hương có độc không?

Mỗi ngày có hàng vạn nải chuối được bán ra thị trường, nếu tất cả đều được ủ bằng hương (theo lời những người bán hàng), thì lượng khí độc để ủ chín số chuối đó sẽ là rất lớn.

Đăng ngày: 28/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News