Châu Âu sẽ chìm xuống phía dưới châu Phi
Trong những năm tới loài người sẽ chứng kiến hiện tượng lục địa châu Phi đè lên lục địa châu Âu trong quá trình dịch chuyển.
Hai lục địa châu Âu và châu Phi đang dịch chuyển về phía nhau. Trong suốt vài triệu năm qua, rìa phía bắc của mảng địa tầng châu Phi đã chìm xuống phía dưới châu Âu.
Song quá trình này đã dừng lại. Trong hội thảo của Liên minh Địa lý châu Âu (EGU) tuần trước, các nhà khoa học khẳng định lần này đến lượt châu Âu chìm xuống bên dưới châu Phi, BBC đưa tin.
Bên dưới biển Địa Trung Hải, tầng đá đặc và lạnh ở rìa phía bắc mảng địa tầng châu Phi đã gần như chìm hẳn xuống bên dưới mảng địa tầng Á - Âu. Nhưng phần đất liền của châu Phi quá nhẹ nên chưa chìm xuống.
“Châu Phi sẽ không chìm, nhưng nó và lục địa châu Âu đều tiếp tục di chuyển về phía nhau. Vậy lục địa nào sẽ trồi lên trên? Rất có thể trong một khoảng thời gian hợp lý, chúng ta sẽ chứng kiến châu Âu chìm xuống phía dưới châu Phi”, Rinus Wortel, một nhà khoa học của Đại học Utrecht tại Hà Lan, phát biểu.
Hiện tượng hai mảng địa tầng trượt vào nhau có thể gây nên những trận động đất giống như cơn địa chấn tại Nhật Bản hôm 11/3
Châu Âu (trên) và châu Phi (dưới) đang dịch chuyển về phía nhau. Ảnh: globe-images.net.
Các trận động đất tại biển Địa Trung Hải ít có khả năng gây sóng thần hơn so với những cơn địa chấn ở vành đai lửa Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những trận động đất có cường độ từ 8 độ Richter trở lên từng được ghi nhận. Chẳng hạn, năm 1303 một trận động đất tại đảo Crete của Hy Lạp đã gây nên sóng thần khiến hai thành phố Heraklion (Hy Lạp) và Alexandria (Ai Cập) bị tàn phá.
Giới khoa học lo ngại trước việc châu Âu sẽ chui xuống phía dưới Châu Phi, bởi các nước châu Âu đầu tư quá ít vào việc xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần tại cựu lục địa. Stefano Tinti, một nhà nghiên cứu của Đại học Bologna tại Italy, thông báo tổng số tiền mà Liên minh châu Âu đầu tư vào nghiên cứu sóng thần trong 5 năm qua chỉ khoảng 5 triệu euro. Trong cùng giai đoạn ấy, riêng nước Đức đã tài trợ cho Indonesia khoảng 55 triệu euro để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sóng thần.
“Các nước chỉ quan tâm tới hệ thống cảnh báo sóng thần sau thảm họa sóng thần châu Á năm 2004, sau đó mức độ quan tâm lại giảm”, giáo sư Tinti nhận xét.

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến
Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Google Maps hoạt động như thế nào?
Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Những quái vật từng "làm mưa làm gió" trong thần thoại
Trong thần thoại bên cạnh những con vật hần kỳ như: Hydra và Hades, nhện khổng lồ... còn tồn tại nhiều quái vật kỳ lạ ít được biết đến và dần bị lãng quên: Sói lai sư tử Crocotta, hàm lợn đuôi voi Yale, mình trâu đầu bò Catoblepas...
