Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi?

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc khai phá các hành tinh khác trong tháng 4 này bằng việc phóng tàu JUICE, thứ sẽ dùng sao Kim "lấy đà" để bay đến sao Mộc.

Dự kiến tàu JUICE - hiện đang được bọc trong tên lửa Ariane 5, cùng loại với tên lửa phóng kính viễn vọng không gian James Webb - sẽ chính thức rời Trái đất vào lúc 9 giờ 15 phút sáng ngày 13-4 (giờ địa phương) từ Sân bay Vũ trụ châu Âu (Kourou, Guiana thuộc Pháp).

Thời điểm phóng này tương ứng với 19 giờ 15 phút tối 13-4 và sẽ được phát trực tiếp trên website của ESA (esa.int).

Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi?
Tàu JUICE dự kiến lên đường đến sao Mộc vài ngày tới - (Ảnh đồ họa từ ESA)

Theo Space, tàu JUICE sẽ thực hiện một chuyến bay vòng qua sao Kim, Trái đất và Mặt trăng để "lấy đà", trước khi tiến thẳng đến sao Mộc xa xôi.

Để cú lấy đà thành công, ESA đã tính toán để tàu JUICE thực hiện được nó khi sao Kim, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng trong tháng 4 năm nay và cuối mùa hè này, cũng là 2 lần duy nhất 3 thiên thể này thẳng hàng trong năm.

Trở ngại duy nhất cho vụ phóng là thời tiết không được tốt trong ngày phóng tàu, dự báo 76% có mưa, nhưng thường điều đó không gây khó khăn đặc biệt. Nếu nhiệm vụ bị trì hoãn, ESA sẽ phải cố phóng lại tàu JUICE trong tháng kèm một chút điều chỉnh trong đường đi của nó, hoặc đợi đến tháng 4 năm sau.

Tàu JUICE, chiến binh được ESA chuẩn bị nhiều năm qua sở hữu tới 10 tấm pin Mặt trời đủ để nó thực hiện nhiệm vụ lâu dài ở nơi thiếu ánh nắng như sao Mộc.

Nó được giao nhiệm vụ thu thập dữ liệu về từ trường của hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời này cũng như 3 "mặt trăng sự sống" lừng danh của nó là Ganymede, Calisto và Europa.

Đó là ba mặt trăng rất to lớn của sao Mộc, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện từ thế kỷ thứ XVII cùng với mặt trăng núi lửa Io, được gọi chung là 4 mặt trăng Galileo.

Ngoại trừ Io như địa ngục do hoạt động núi lửa quá khủng khiếp, 3 mặt trăng còn lại mà nhà bác học Ý đã tìm ra đều được xác định là có các yếu tố có thể giúp sự sống phát triển và sinh sôi ở một đại dương ngầm tiềm năng bên dưới vỏ băng.

Các bằng chứng về sự sống tiềm năng đã được phát hiện bởi tàu vũ trụ khám phá sao Mộc Juno của NASA (phóng năm 2009), trong đó cơ quan vũ trụ của Mỹ gần như tin chắc rằng Europa có sự sống và cũng đang chuẩn bị phóng tàu Europa Clipper vào tháng 10-2024 để nghiên cứu riêng mặt trăng này.

Sự tham chiến của ESA, một đối tác thường xuyên của NASA, hứa hẹn đem đến thêm nhiều phát hiện đột phá về sao Mộc và các mặt trăng sự sống của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện

Xuất hiện "xác chết" vũ trụ gây sốc, đánh đổ mọi lý thuyết thiên văn

Các nhà khoa học Đức và Brazil lần lượt tìm hiểu về một " xác chết lang thang" trong tàn dư siêu tân tinh HESS J1731-347 cách Trái đất 8.150 năm ánh sáng, song không thể hiểu nó là gì.

Đăng ngày: 10/04/2023
Trận mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên bầu trời sắp ra mắt

Trận mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên bầu trời sắp ra mắt

Một công ty Nhật Bản đang chuẩn bị tạo ra mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên thế giới bằng cách đưa hàng trăm vệ tinh vào không gian.

Đăng ngày: 10/04/2023
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 10/04/2023
Lần đầu phát hiện hành tinh được

Lần đầu phát hiện hành tinh được "nâng cấp" thành quái vật

Một hành tinh to lớn đến nỗi vi phạm lằn ranh chia tách trạng thái hành tinh - sao lùn nâu vừa được phát hiện giữa 2 " mặt trời" khác, sở hữu hiện tượng giống Trái đất nhưng thảm khốc hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 09/04/2023
Nhà khí tượng ghi quá trình hồi quyển của vệ tinh SpaceX

Nhà khí tượng ghi quá trình hồi quyển của vệ tinh SpaceX

Vệ tinh Internet Starlink 30062 rơi trở lại khí quyển Trái Đất lúc 15h50 hôm 3/4 ở ngoài khơi bờ biển bang California, Mỹ được ghi lại bởi nhà khí tượng Dann Cianca tại California.

Đăng ngày: 08/04/2023
Chòm sao Nhân Mã trong Hệ Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho Trái đất?

Chòm sao Nhân Mã trong Hệ Mặt trời có thể gây nguy hiểm cho Trái đất?

Sự gia tăng nhanh chóng về kích thước và tần suất dày đặc của các vụ nổ lớn thuộc chòm sao Nhân Mã sẽ sớm gây ảnh hưởng tiêu cực tới Trái Đất

Đăng ngày: 08/04/2023
“Xuyên không” 13,5 tỉ năm, kính viễn vọng NASA tìm ra 4 thủy tổ vũ trụ

“Xuyên không” 13,5 tỉ năm, kính viễn vọng NASA tìm ra 4 thủy tổ vũ trụ

Kính viễn vọng không gian tối tân James Webb vừa lập kỷ lục mới khi xác định 4 thiên hà lâu đời nhất từng được biết đến trong vũ trụ, ra đời chỉ sau vụ nổ Big Bang 300 triệu năm.

Đăng ngày: 07/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News