Châu Âu tính chuyện khai tử túi nilon
Ủy ban châu Âu đang xem xét việc cấm sử dụng túi nilon hoặc áp đặt thuế đối với người dùng chúng để giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
“50 năm trước chẳng ai biết túi nilon là cái gì, song giờ đây chúng ta dùng chúng hàng chục lần mỗi ngày và chúng gây ô nhiễm môi trường trong vài thập kỷ. Quan điểm của xã hội đối với túi nilon đang thay đổi và một bộ phận dư luận muốn thói quen sử dụng túi nilon thay đổi”, AFP dẫn lời ông Janez Potocnik, Cao ủy Môi trường của Liên minh châu Âu (EU).
Mỗi người dân châu Âu sử dụng trung bình 500 túi nilon mỗi năm. Ảnh: 2ndgreenrevolution.com.
Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lục địa này sản xuất 3,4 triệu tấn túi nilon trong năm 2008, tương đương khối lượng của hai triệu xe hơi. Mỗi người dân châu Âu dùng 500 túi nilon mỗi năm.
Điểm đến cuối cùng của túi nilon thường là biển. Ngày nay khoảng 250 tỷ túi nilon đang trôi nổi trong biển Địa Trung Hải và chúng chỉ phân hủy sau vài trăm năm. Ngoài ra những động vật biển có thể mất mạng nếu nuốt túi nilon, AFP đưa tin.
Một số nước thuộc EU đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử dụng chúng, họ phải trả tiền thuế. Tuy nhiên, EU chưa ban hành bất kỳ quy định nào về túi nilon đối với cả khối.
Hôm qua Ủy ban châu Âu phát động chương trình tham khảo ý kiến người dân về lộ trình giảm số lượng túi nilon trong xã hội. Chương trình sẽ kéo dài tới tận tháng 8.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
