Châu Âu trở lại Mặt trăng từ một… hồ bơi

Ngày 22/2/2019 vừa qua, Cơ quan Vũ trụ ESA của châu Âu đã thực hiện thử nghiệm đầu tiên cho chương trình trở lại mặt trăng, phối hợp cùng với NASA. Có điều ngộ nghĩnh là thử nghiệm này được thực hiện trong một… hồ bơi tại thành phố cảng Marseille.

Đây là một chiếc lồng thép hình cầu có đường kính 4m, được mô phỏng theo kích thước thật của Esprit, là chiếc module của châu Âu sẽ cùng tham gia hoạt động tại Trạm quỹ đạo Mặt trăng Quốc tế Gateway dự định vào năm 2023.

Bên trong chiếc lồng thép này là tất cả mọi vật dụng mô phỏng theo các thiết bị sẽ được thiết đặt trên module Esprit trong tương lai.

Và người được chọn cho công việc thử nghiệm bên trong lồng là Jean-François Clervoy, 60 tuổi, cựu phi hành gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, vừa mới nghỉ hưu sau 33 năm rưỡi phục vụ.

Châu Âu trở lại Mặt trăng từ một… hồ bơi
Jean-François Clervoy, cựu phi hành gia 33 năm rưỡi tuổi nghề, đang thực hiện các thao tác thử nghiệm trong mô hình của modul Esprit dưới đáy hồ bơi.

Và bên ngoài chiếc lồng thép, là hơn hai mươi viên kỹ sư và chuyên gia đang dán mắt theo dõi, người thì trực tiếp, người thì căng mắt trên màn hình máy tính với hình ảnh do nhiều camera cung cấp.

Tất cả những gì mà Jean-François Clervoy phải thực hiện trong cuộc thử nghiệm này, trước tiên là gắn vào một vị trí trên lồng một khối nhựa lớn, là bản in 3D mô phỏng phần đầu khớp nối của trạm vũ trụ tương lai, sau đó bắt đầu lại thao tác này với một khối lập phương có cạnh khoảng 1m, là kích thước tối đa của các thiết bị sẽ có thể đi qua lối này vào không gian.

Và nhiệm vụ cuối cùng của ông sẽ là tiếp cận khoảng 15 mục tiêu có màu sắc khác nhau, tương ứng với vị trí của những thiết bị mà các phi hành gia tương lai sẽ thao tác để hoạt động bảo trì; sau đó lấy một cái tuốc-nơ-vít được gắn sẵn trên vách lồng để siết hoặc tháo hai con ốc vít.

Những thao tác này của Jean-François Clervoy, theo Philippe Schoonejans, người đứng đầu về robot học và các dự án tương lai của ESA, chính là nhằm mục tiêu thực hiện thử nghiệm các khả năng tiếp cận và công thái học (ergonomy) của module này cũng như kiểm tra vị trí của các camera từ trái đất sẽ theo dõi trực tiếp các thao tác diễn ra trong không gian này.

Sở dĩ mọi điều được thực hiện trong hồ bơi vì trong môi trường nước, chúng ta gần như có thể tái tạo sự thiếu trọng lực của môi trường không gian.

Được biết, Esprit sẽ lên Trạm Quỹ đạo Mặt trăng theo tàu Orion của Mỹ ​​vào năm 2023, một năm sau module Gateway đầu tiên là chiếc PPE (Power Propuls Element), động cơ tương lai của trạm do NASA thiết kế. Esprit sẽ là một trong những “viên gạch” thiết yếu của Gateway, vì là nơi lưu trữ xenon và hydrazine, nhiên liệu của PPE.

Đây là nơi kết nối tất cả các thông tin liên lạc giữa mặt trăng, trạm và mặt đất. Và ngoài ra, đây cũng là nơi chứa các bộ cảm biến như các thiết bị quang học hoặc vệ tinh nano, trước khi được đưa ra thiết đặt vào không gian. Chính vì vậy cần phải bảo đảm rằng mọi thứ đều chính xác. Và cũng chính vì vậy mà Jean-François Clervoy đã bước vào lồng.

Theo dự kiến của NASA, các hành khách du lịch vũ trụ trong tương lai sẽ phải đợi đến năm 2026 mới có thể lên tàu, hơn nửa thế kỷ sau chuyến thám hiểm cuối cùng lên mặt trăng năm 1972.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chúng ta có thể du hành thời gian?

Chúng ta có thể du hành thời gian?

Nhà vật lý học Gaurav Khanna thuộc Đại học Massachusetts Dartmouth (Mỹ) khẳng định chúng ta chắc chắn có thể du hành thời gian nhưng chỉ khi chúng ta có một vật thể với khối lượng cực đại.

Đăng ngày: 27/02/2019
Mặt trăng Titan tồn tại

Mặt trăng Titan tồn tại "dạng sự sống methane điên rồ"?

Một nhóm khoa học gia thuộc NASA đang hướng tới các "thế giới đại dương" trong Hệ Mặt trời để săn lùng "dạng sự sống methane điên rồ", mà ứng cử viên hàng đầu là một mặt trăng của Sao Thổ.

Đăng ngày: 26/02/2019
Ghé thăm những kỳ quan vũ trụ khó tin ở ngay trong... Hệ Mặt trời

Ghé thăm những kỳ quan vũ trụ khó tin ở ngay trong... Hệ Mặt trời

Chúng ta thường bảo thế giới bao la, nhưng vũ trụ còn rộng lớn đến vô hạn. Chỉ riêng độ dài bán trục lớn của hệ Mặt trời cũng đã lên tới 4503 tỷ km.

Đăng ngày: 25/02/2019
Tàu vũ trụ của Nhật chạm vào tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km

Tàu vũ trụ của Nhật chạm vào tiểu hành tinh cách Trái Đất 300 triệu km

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 có nhiệm vụ bắn một viên đạn xuống bề mặt tiểu hành tinh Ryugu để thu thập đất đá vụn, mang về Trái Đất.

Đăng ngày: 23/02/2019
Nếu bảo bầu khí quyển Trái đất phủ lên cả Mặt trăng thì có ai tin không? Đó là sự thật!

Nếu bảo bầu khí quyển Trái đất phủ lên cả Mặt trăng thì có ai tin không? Đó là sự thật!

Con người, kể từ khi có tư duy khoa học và logic, đã luôn tìm cách đưa giới hạn cho mọi sự vật về một con số cụ thể.

Đăng ngày: 22/02/2019
Israel phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

Israel phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng

Sau Mỹ, Trung Quốc và Nga, Israel là quốc gia thứ tư phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng. Dự kiến con tàu chạm bề mặt Mặt trăng vào ngày 11/4.

Đăng ngày: 22/02/2019

"Dòng sông sao" bí ẩn chảy gần Trái đất

Tàu vũ trụ Gaia - một kính viễn vọng không gian hiện đại của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu - vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục của một phần dòng sông sao 1 tỉ năm tuổi.

Đăng ngày: 22/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News