Cháy đồng cỏ do "lửa từ trên trời"
Lửa bùng lên trên đồng cỏ tại thị trấn nhỏ ở Australia và nhiều người dân khẳng định một luồng sáng từ trên trời gây nên hỏa hoạn.
Một vạt cỏ bị thiêu rụi bởi vụ hỏa hoạn tại thị trấn
Claremont, bang Tasmania, Australia hôm 2/3.
Vào sáng sớm ngày 2/3, nhiều người dân tại đường Carnegie, thị trấn Claremont, bang Tasmania, Australia gọi tới đồn cảnh sát và đồn cứu hỏa để báo tin về việc một luồng sáng mạnh gây nên hỏa hoạn trên đồng cỏ.
Scott Vinen, một lính cứu hỏa, kể rằng anh và đồng đội nhanh chóng tới hiện trường để dập lửa. Vụ hỏa hoạn khiến cỏ trên một khoảng đất bị thiêu rụi. Anh nói rằng mọi người đều cảm thấy đây là vụ hỏa hoạn bất thường.
"Ngay khi ngọn lửa tắt, chúng tôi nhìn xung quanh với hy vọng rằng một thứ gì đó sẽ lộ diện để chúng tôi có thể giải thích nguyên nhân của vụ hỏa hoạn. Nhưng chúng tôi chẳng tìm thấy gì", anh nói.
Các quan chức cứu hỏa địa phương khẳng định họ sẽ không tiếp tục điều tra nguyên nhân của vụ hỏa hoạn tại thị trấn Claremont.

13 điều ly kỳ về nền văn minh Maya
Văn minh Maya không chỉ nổi bật bởi hệ thống chữ viết cổ phát triển hoàn thiện, mà còn có nền nghệ thuật, kiến trúc và hệ thống thiên văn, toán học đáng kinh ngạc.

Ma thường xuất hiện trong ngày nghỉ?
Các nhân vật của thế giới bên kia thường được mô tả rất bí ẩn, song, cuộc phỏng vấn dưới đây của Pravda.ru với Leslie Rule, một chuyên gia nổi tiếng về ma, tác giả các sách best-seller về ma

12 hiện tượng tôn giáo bí ẩn nhất trong lịch sử
Mọi tôn giáo trên thế giới đều có những câu chuyện kì lạ, những sự kiện và hiện tượng huyền bí dường như vượt xa các quy luật của tự nhiên...

Ma có thật hay không?
Ma quỷ có thực sự tồn tại? Đây là một trong những câu hỏi bí ẩn gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử loài người.

Những bí ẩn và truyền thuyết xung quanh ngọn núi thiêng Shasta
Núi Shasta được biết đến là một trong những nơi linh thiêng nhất trên Trái Đất, và là một ngọn núi kỳ diệu.

10 điều lạ lùng không thể giải thích bằng khoa học
Ai cũng hẳn phải một lần có một cảm giác kỳ lạ, hay còn gọi là “giác quan thứ sáu”, tất nhiên, những cảm giác này có thể sai, nhiều lúc lại đúng.
