Cháy rừng Canada thải ra hơn 1 tỷ tấn CO2

Các đám cháy rừng, dữ dội hơn do ấm lên toàn cầu, hoành hành khắp Canada và lập kỷ lục thải hơn một tỷ tấn CO2 tính đến tháng 7.

"Khí nhà kính như CO2, methane, nitơ oxit sinh ra từ những vụ cháy rừng ở Canada gây ra tác động không thể phớt lờ đến sự ấm lên toàn cầu", CGTN hôm 28/7 dẫn lời Liu Zhihua, nhà nghiên cứu tại Viện Sinh thái Ứng dụng thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).


Cháy rừng ở tỉnh Quebec, Canada, hôm 21/7/2023. (Ảnh: CFP).

Liu sử dụng các mô hình khoa học với dữ liệu viễn thám để nghiên cứu và phân tích khí nhà kính từ những khu rừng bị cháy. Theo ông, công nghệ viễn thám hiện là một cách hiệu quả để ước tính lượng khí thải carbon từ các vụ cháy rừng quy mô lớn.

Hiệu ứng nhà kính do lượng methane và nitơ oxit từ cháy rừng Canada tạo ra tương đương 110 triệu tấn CO2. Trong khi đó, chỉ riêng lượng CO2 từ sự kiện này đã là một tỷ tấn. Tổng cộng, có hơn 1,1 tỷ tấn khí thải CO2 sinh ra từ các vụ cháy rừng cho đến nay, gấp đôi tổng mức phát thải CO2 liên quan đến năng lượng ở Canada năm 2021.

Trong năm 2023, tính đến ngày 27/7, lính cứu hỏa đã chiến đấu với 4.818 vụ cháy và tổng diện tích bị cháy vượt quá 12,2 triệu ha, theo Trung tâm Chữa cháy rừng Liên ngành Canada (CIFFC).

Các chất gây ô nhiễm không khí như bụi mịn PM2.5, PM10, aerosol và muội than từ cháy rừng Canada không đứng yên một chỗ. Ví dụ, sự di chuyển của các chất ô nhiễm từng dẫn đến tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất ở thành phố New York kể từ năm 1960, vượt tiêu chuẩn về chỉ số chất lượng không khí của Chicago 5,6 lần vào ngày 27/6.

Các chất ô nhiễm di chuyển vượt ra khỏi khu vực biên giới do sự lưu thông gió tây và động lực học thời tiết, theo chuyên gia Wang Zhe tại Viện Vật lý Khí quyển thuộc CAS, người tham gia dự án nghiên cứu cùng Liu. Chúng đến bán đảo Scandinavia vào ngày 25/5, lan sang Iceland và Greenland ngày 8/6, tiến vào lục địa châu Âu ngày 26/6. Chúng cũng đã vươn tới Bắc Phi và châu Á, Wang cho biết.

"Cháy rừng ở Canada thực sự là một sự kiện môi trường toàn cầu. Và vì nó vẫn đang tiếp diễn, tác động cuối cùng chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với dữ liệu hiện có", Wang nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News